Gần 7.900 ứng viên tham gia cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan

Các phòng bỏ phiếu tại 41 khu vực bầu cử trên cả nước mở cửa lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương) và đóng cửa vào lúc 21 giờ cùng ngày để bầu ra 460 ghế nghị sỹ cả hai viện.
Gần 7.900 ứng viên tham gia cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan ảnh 1Thủ tướng Ewa Kopacz (trái) và ứng viên Beata Szydlo. (Nguồn: AP/AFP)

Sáng 25/10 (theo giờ Ba Lan), cuộc bầu cử Quốc hội tại nước này bắt đầu diễn ra.

Tám chính đảng với 7.899 ứng cử viên đại diện sẽ tham gia tranh cử 460 ghế nghị sỹ cả hai viện, trong đó có 100 ghế tại Thượng viện.

Các nghị sỹ Hạ viện được bầu theo tỷ lệ phổ thông đầu phiếu trong khi các nghị sỹ Thượng viện được bầu theo khu vực bầu cử.

Các phòng bỏ phiếu tại 41 khu vực bầu cử trên cả nước mở cửa lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương) và đóng cửa vào lúc 21 giờ cùng ngày.

Theo các cuộc thăm dò ý kiến trước ngày bầu cử, Đảng Luật pháp và Công lý của cựu Thủ tướng Yaroslav Kachinsky đang giành được sự ủng hộ của khoảng 35% cử tri, Đảng Cương lĩnh Công dân của đương kim Thủ tướng Ewa Kopacz đứng thứ hai với khoảng 20% cử tri ủng hộ. Ngoài ra, năm đảng khác dự kiến sẽ giành được từ 5 đến 9% số phiếu bầu.

Như vậy, nhiều khả năng không một đảng nào có thể giành được trên 50% số phiếu để có được đa số ghế trong Quốc hội Ba Lan và có quyền thành lập chính phủ mà không cần liên minh với các đảng khác.

Ủy ban bầu cử quốc gia cho biết kết quả sơ bộ sẽ được công bố chiều ngày 26/10 và kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 27/10.

Bầu cử Quốc hội tại Ba Lan diễn ra bốn năm một lần, trừ trường hợp bầu cử trước thời hạn. Cuộc bầu cử mới đây nhất diến ra năm 2011, trong đó Đảng Cương lĩnh Công dân giành chiến thắng với 39% số phiếu.

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Ba Lan diễn ra vào tháng 5/2015 với chiến thắng của ứng cử viên Đảng Luật pháp và Công lý Andrzej Duda, đảng cầm quyền đang mất đi vị thế dẫn đầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.