Giới khoa học cũng “đùa” trong ngày Cá tháng Tư

Trong lĩnh vực khoa học cũng đã có không ít vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, mà đáng ra nó chỉ nên được dùng trong ngày 1-4.

Trong khoa học thì chỉ có một chân lý duy nhất là tính xác thực. Tuy nhiên, cũngđã có không ít những vụ lừa đảo gây chấn động thế giới, mà đáng ra nó chỉ nênđược dùng trong ngày Cá tháng Tư. Dưới đây là một số vụ điển hình.

Người vượn Piltdown

Năm 1912, một số nhà khoa học tin rằng họ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa conngười và loài vượn. Tại một di chỉ khảo cổ ở Piltdown, Anh, các nhà khoa học đãtìm thấy một chiếc xương sọ, có phần đầu giống của con người, còn phần hàm thìgiống loài vượn. Sau đó, chiếc xương sọ được đưa vào trưng bày tại Bảo tàng Anhquốc.

Nhưng đến năm 1953, người ta đã phát hiện rằng chiếc xương sọ này là giả mạo, domột “nghệ nhân khéo tay” ghép giữa phần xương sọ là của một người Trung cổ vớiphần xương hàm và răng của một con tinh tinh!

“Người khổng lồ Cardiff”

Năm 1896, một người nông dân đã đào được người khổng lồ hóa thạch cao 3m, nặng1.360kg gần Cardiff, New York. Nhưng ngay sau đó, các nhà khoa học đã vào cuộcvà chỉ ra rằng đây là một trò lừa đảo, bởi đây chỉ là một “tác phẩm” làm từthạch cao. Dù vậy, người nông dân nói trên vẫn kiếm được bộn bạc với cái giá 50xu cho mỗi vé vào xem “Người khổng lồ Cardiff”!

Khủng long cũng "Piltdown"

Loài khủng long đúng là có liên hệ với loài chim, nhưng không phải là trongtrường hợp nào cũng đúng. Tạp chí uy tín National Geographic năm 1999 đã giớithiệu bộ xương hóa thạch của loài khủng long có cánh mang tên Archaeoraptorliaoningensis, đồng thời bộ xương này cũng được trưng bày tại bảo tàng của Hiệphội địa lý quốc gia ở Washington.

Song rốt cục, đây cũng là một vụ Piltdown thứ hai bởi mẫu hóa thạch này đượcghép từ hai loài khác nhau, chưa kể có bộ phận còn làm từ vật liệu composite chứ không phải toàn xương hóa thạch thật. Tháng 4/2000, National Geographic đã nhận sai và cáolỗi với bạn đọc.

Dấu chân người tuyết

Những năm 1920, những người thợ mỏ ở đỉnh St Helens (bang Washington, Mỹ) vẫnluôn lưu truyền câu chuyện về người tuyết Sasquatch, sau khi họ phát hiện nhữngdấu chân khổng lồ trên tuyết. Nhưng đến năm 1982, một người thợ mỏ về hưu có tênRant Mullens đã thú nhận rằng ông và các đồng nghiệp đã dùng một cái chân bằnggỗ để tạo nên những dấu chân đó.

Tương tự, dấu chân người tuyết Sasquatch ở Puyallup năm 1975 thì là do một ngườiđàn ông có tên Mark Pettinger tạo ra bằng bàn chân nhựa (bên phải)./.

 
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Lễ trao các giải Nobel Y Sinh, Vật lý, Hóa học, Kinh tế năm 2024 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), riêng giải Nobel Hòa bình sẽ được trao tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào ngày 10/12.