Hà Lan: Bạo lực bùng phát liên quan đến chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ chưa có ý định ngừng chiến dịch tấn công tại Syria, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra những cảnh báo dành cho phía Ankara.
Hà Lan: Bạo lực bùng phát liên quan đến chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 1Cảnh sát bắt giữ những người biểu tình quá khích. (Ảnh: Twitter)

Ngày 17/10, cảnh sát Hà Lan thông báo họ đã bắt giữ 23 người liên quan đến cuộc đụng độ giữa người gốc Thổ và người Kurd ở thành phố cảng Rotterdam trong một cuộc biểu tình phản đối chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.

Tình trạng lộn xộn xảy ra ở trung tâm thành phố vào tối 16/10, ngay sau khi cuộc biểu tình do cộng đồng người Kurd tổ chức bắt đầu. Không lâu sau đó, cộng đồng người gốc Thổ cũng biểu tình phản đối lại và hai bên đã xảy ra đụng độ.

Trong một tuyên bố, cảnh sát Rotterdam cho hay số người bị bắt nói trên bị buộc tội kích động bạo lực, gây hấn và phá hoại của công. Một số đối tượng có mang theo các loại vũ khí thô sơ. 3 cảnh sát bị thương nhẹ trong các vụ đụng độ nói trên.

[Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Thổ Nhĩ Kỳ]

Trong cuộc thảo luận tại Quốc hội về chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã lên án mạnh mẽ vụ bạo lực tại Rotterdam. Hà Lan là một trong những nước châu Âu đầu tiên tuyên bố ngừng xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara phát động chiến dịch tấn công vào miền Bắc Syria hồi tuần trước.

Trong một động thái có liên quan, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), ông David Sassoli đã lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) siết chặt các lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cảnh báo công tác đàm phán liên quan đến việc đưa Ankara gia nhập khối này sẽ bị đình chỉ do chiến dịch nói trên.

Tương tự, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Mỹ sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Thổ Nhĩ Kỳ nếu cần thiết./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.