Ngày 6/12, Quy hoạch nghĩa trang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 củathành phố Hà Nội đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua.
Theo đó, Hà Nội quy hoạch mở rộng thêm các nghĩa trang tập trung cấp thànhphố: Thanh Tước, Vĩnh Hằng, Yên Kỳ.
Điểm mới là thành phố sẽ xây dựng các Nhàhỏa táng nằm trong nghĩa trang tập trung; Phát triển nghĩa trang tập trung mới ởcác khu vực như phía Bắc xây mới các nghĩa trang thuộc huyện Đông Anh với diệntích 20ha; Minh Phú-Sóc Sơn với diện tích 100ha; khu đô thị huyện Mê Linh sửdụng nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh); khu vực phía Đông xây mới nghĩa trangTrung Màu với diện tích 53ha phục vụ các khu đô thị Long Biên, Gia Lâm; khu vựcphía Nam xây dựng nghĩa trang Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) với diện tích 21ha;khu vực phía Tây xây dựng nghĩa trang tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, diệntích 22ha; nghĩa trang Mai Dịch 2, huyện Thạch Thất, diện tích 100ha.
Thành phốsẽ từng bước đóng cửa các nghĩa trang hiện có đã hết khả năng khai thác.
Đối với nghĩa trang cấp huyện, mỗi huyện có một nghĩa trang tập trung,những huyện đã có nghĩa trang tập trung của Thành phố trên địa bàn thì kết hợplàm nghĩa trang tập trung của huyện.
Cụ thể, thành phố sẽ mở rộng nghĩa trang nhân dân Thịxã Sơn Tây; xây dựng mới 9 nghĩa trang tập trung huyện phục vụ khu vực đô thị vànông thôn trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, ThanhOai, Ứng Hòa, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức.
Đối với nghĩa trang cấp xã, mỗi xã sẽ có từ một đến hai nghĩa trang tậptrung, tùy thuộc diện tích, địa giới hành chính và quy mô dân số theo quy hoạchnông thôn mới; tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện có phân tán. Thành phốkhuyến khích, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dần sang hình thức hỏa táng.
Các nghĩa trang phân tán, có quy mô nhỏ, không đủ khoảng cách ly, hoặc không nằmtrong quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang phải có kế hoạch đóng cửa, trồng câyxanh cách ly, khi có nhu cầu sử dụng đất phải di chuyển đến nghĩa trang tậptrung ở các vùng theo quy hoạch. Các nghĩa trang hiện có, đủ điều kiện tồn tạiđáp ứng được yêu cầu về quỹ đất thì có thể xem xét mở rộng, xây dựng theo quyhoạch.
Quy hoạch cơ sở hỏa táng được xây dựng trong các nghĩa trang tập trung củathành phố như nghĩa trang Yên Kỳ, nghĩa trang Thanh tước, nghĩa trang MinhPhú... Ngoài ra, thành phố đã chỉ đạo xác định địa điểm xây dựng cơ sở hỏa tángtại khu vực phía Bắc và phía Tây tại huyện Chương Mỹ và huyện Đông Anh.
Mạng lưới các nhà tang lễ trên địa bàn thành phố, đến năm 2020 có 32 nhà,đến năm 2030 có 38 nhà, đến năm 2050 có 44 nhà tang lễ. Vị trí xây dựng nhà tanglễ được quy hoạch ở những địa điểm đảm bảo cách ly, thuận tiện về giao thông vàkhông ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Các dự án được ưu tiên đầu tư gồm các dự án hiện đang triển khai thực hiệnbằng các nguồn vốn của Trung ương, của Thành phố và vốn khác. Tổng nhu cầu vốnđầu tư thực hiện q uy hoạch gần 30.000 tỷ đồng, trong đó đến năm 2020 trên12.500 tỷ đồng; từ năm 2020-2030 là 5.636 tỷ đồng; từ 2030-2050 là 11.517 tỷđồng.
Các giải pháp chủ yếu thực hiện, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng caotrách nhiệm của chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận trong việc quản lý vàthực hiện quy hoạch, nhất là trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng các nghĩatrang và cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ; vận động sâu rộng tới các đơn vị, cá nhânliên quan, nhất là nhân dân các địa phương nơi dự kiến quy hoạch bố trí. Tổ chứccông bố công khai quy hoạch, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sátviệc thực hiện quy hoạch.
Thành phố sẽ có cơ chế, chính sách ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng nămcho công tác xây dựng và quản lý nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; ưu đãiđể huy động các nguồn lực đầu tư và khuyến khích xã hội hóa.
Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có ba nghĩa trang cấp huyện, 2.336 nghĩatrang cấp xã, thôn. 6 nghĩa trang tập trung cấp thành phố gồm Yên Kỳ, Vĩnh Hằng,Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển, Sài Đồng./.
Theo đó, Hà Nội quy hoạch mở rộng thêm các nghĩa trang tập trung cấp thànhphố: Thanh Tước, Vĩnh Hằng, Yên Kỳ.
Điểm mới là thành phố sẽ xây dựng các Nhàhỏa táng nằm trong nghĩa trang tập trung; Phát triển nghĩa trang tập trung mới ởcác khu vực như phía Bắc xây mới các nghĩa trang thuộc huyện Đông Anh với diệntích 20ha; Minh Phú-Sóc Sơn với diện tích 100ha; khu đô thị huyện Mê Linh sửdụng nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh); khu vực phía Đông xây mới nghĩa trangTrung Màu với diện tích 53ha phục vụ các khu đô thị Long Biên, Gia Lâm; khu vựcphía Nam xây dựng nghĩa trang Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) với diện tích 21ha;khu vực phía Tây xây dựng nghĩa trang tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, diệntích 22ha; nghĩa trang Mai Dịch 2, huyện Thạch Thất, diện tích 100ha.
Thành phốsẽ từng bước đóng cửa các nghĩa trang hiện có đã hết khả năng khai thác.
Đối với nghĩa trang cấp huyện, mỗi huyện có một nghĩa trang tập trung,những huyện đã có nghĩa trang tập trung của Thành phố trên địa bàn thì kết hợplàm nghĩa trang tập trung của huyện.
Cụ thể, thành phố sẽ mở rộng nghĩa trang nhân dân Thịxã Sơn Tây; xây dựng mới 9 nghĩa trang tập trung huyện phục vụ khu vực đô thị vànông thôn trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, ThanhOai, Ứng Hòa, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức.
Đối với nghĩa trang cấp xã, mỗi xã sẽ có từ một đến hai nghĩa trang tậptrung, tùy thuộc diện tích, địa giới hành chính và quy mô dân số theo quy hoạchnông thôn mới; tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện có phân tán. Thành phốkhuyến khích, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dần sang hình thức hỏa táng.
Các nghĩa trang phân tán, có quy mô nhỏ, không đủ khoảng cách ly, hoặc không nằmtrong quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang phải có kế hoạch đóng cửa, trồng câyxanh cách ly, khi có nhu cầu sử dụng đất phải di chuyển đến nghĩa trang tậptrung ở các vùng theo quy hoạch. Các nghĩa trang hiện có, đủ điều kiện tồn tạiđáp ứng được yêu cầu về quỹ đất thì có thể xem xét mở rộng, xây dựng theo quyhoạch.
Quy hoạch cơ sở hỏa táng được xây dựng trong các nghĩa trang tập trung củathành phố như nghĩa trang Yên Kỳ, nghĩa trang Thanh tước, nghĩa trang MinhPhú... Ngoài ra, thành phố đã chỉ đạo xác định địa điểm xây dựng cơ sở hỏa tángtại khu vực phía Bắc và phía Tây tại huyện Chương Mỹ và huyện Đông Anh.
Mạng lưới các nhà tang lễ trên địa bàn thành phố, đến năm 2020 có 32 nhà,đến năm 2030 có 38 nhà, đến năm 2050 có 44 nhà tang lễ. Vị trí xây dựng nhà tanglễ được quy hoạch ở những địa điểm đảm bảo cách ly, thuận tiện về giao thông vàkhông ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Các dự án được ưu tiên đầu tư gồm các dự án hiện đang triển khai thực hiệnbằng các nguồn vốn của Trung ương, của Thành phố và vốn khác. Tổng nhu cầu vốnđầu tư thực hiện q uy hoạch gần 30.000 tỷ đồng, trong đó đến năm 2020 trên12.500 tỷ đồng; từ năm 2020-2030 là 5.636 tỷ đồng; từ 2030-2050 là 11.517 tỷđồng.
Các giải pháp chủ yếu thực hiện, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng caotrách nhiệm của chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận trong việc quản lý vàthực hiện quy hoạch, nhất là trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng các nghĩatrang và cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ; vận động sâu rộng tới các đơn vị, cá nhânliên quan, nhất là nhân dân các địa phương nơi dự kiến quy hoạch bố trí. Tổ chứccông bố công khai quy hoạch, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sátviệc thực hiện quy hoạch.
Thành phố sẽ có cơ chế, chính sách ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng nămcho công tác xây dựng và quản lý nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; ưu đãiđể huy động các nguồn lực đầu tư và khuyến khích xã hội hóa.
Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có ba nghĩa trang cấp huyện, 2.336 nghĩatrang cấp xã, thôn. 6 nghĩa trang tập trung cấp thành phố gồm Yên Kỳ, Vĩnh Hằng,Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển, Sài Đồng./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)