Tại cuộc họp giao ban về thực hiện xử lý điện thoại quảng cáo rao vặt trên địa bàn ngày 30/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho hay, vấn nạn này đang có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Cụ thể, hồi tháng 4 Sở này ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông cắt 168 số điện thoại rao vặt vi phạm. Song, đến 29/5, tổng số số điện thoại mà Sở này đưa ra cho các doanh nghiệp đã lên tới 529 số.
Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội cũng đã tới 12 quận, huyện để “mục sở thị” tình hình quảng cáo rao vặt trái phép. Ghi nhận cho thấy, những tuyến phố trung tâm, trục đường chính hầu như không còn vi phạm. Tuy nhiên, “tại các trạm điện, cột điện, tủ hộp điện còn rất nhiều quảng cáo rao vặt trái phép chưa được bóc, xóa,” ông Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng phòng Bưu chính Viễn thông nói.
Ngoài ra, trong các ngõ nhỏ vẫn xuất hiện các biển quảng cáo rao vặt treo trên cột điện, dây thông tin, in trên tường...
Đại diện của Phòng Văn hóa-Thông tin quận Hoàn Kiếm thừa nhận, quảng cáo rao vặt trên phố cổ và ngõ nhỏ hiện còn rất nhiều. “Chúng tôi chỉ đạo rất quyết liệt nhưng hiệu quả chưa được bao nhiêu. Có nhiều địa bàn, ban ngày ra quân bóc dỡ quảng cáo triệt để, sau một đêm lại tràn ngập quảng cáo,” ông thẳng thắn.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng hiệu quả của việc xử lý quảng cáo rao vặt rõ ràng là chưa cao, cho dù Sở này đã dùng rất nhiều biện pháp các biện pháp từ tuyên truyền, kỹ thuật đến cắt số điện thoại...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này chính là nhu cầu của người dân tìm kiếm việc làm. Các địa phương còn thiếu kinh phí để thực hiện các chiến dịch bóc dỡ, xóa bỏ quảng cáo rao vặt vi phạm.
Từ năm 2010 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã đề nghị các doanh nghiệp ngừng cung cấp dịch vụ với tổng số 2.874 số điện thoại quảng cáo rao vặt vi phạm và chưa có chủ trương khôi phục lại.
Tuy vẫn còn quảng cáo rao vặt, thậm chí là tăng trong thời gian gần đây, song cũng có những địa phương đã gần như xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng này.
Ông Hứa Đức Thịnh, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Sơn Tây nói, hiện địa bàn này đã không còn quảng cáo rao vặt. Và, từ đầu năm đến nay, hiện tượng phát sinh quảng cáo rao vặt mới là rất ít (chỉ có 5 số điện thoại mới).
Theo ông Thịnh, đơn vị này đã chỉ đạo các phường, xã tuyên truyền trên loa phóng thanh để nâng cao ý thức của người dân. Khi phát hiện ra quảng cáo rao vặt trái phép mới, đơn vị này sẽ gọi điện đến số điện thoại trên tờ quảng cáo và yêu cầu đến Phòng làm việc. Nếu chủ thuê bao không đến, hoặc không chấp hành xóa bỏ quảng cáo rao vặt, Phòng sẽ kiên quyết kiến nghị cắt bỏ số điện thoại quảng cáo đó.
“Phòng Văn hóa-Thông tin đang xem xét tổ chức cuộc thi giữ gìn tổ dân phố sạch, không có quảng cáo rao vặt. Bởi muốn làm triệt để, phải từ địa bàn dân cư trở đi,” ông Thịnh nêu ý tưởng.
Phía Quận Hoàn Kiếm thì kiến nghị rút giấy phép kinh doanh với doanh nghiệp cố tình vi phạm quảng cáo rao vặt. Cơ quan công an tăng cường tuần tra, phát hiện, bắt giữ đối tượng quảng cáo rao vặt trái phép...
Cũng tại buổi giao ban, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đưa ra trình tự 5 bước để xử lý số điện thoại quảng cáo rao vặt trái phép. Trong đó đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý ngưng cung cấp dịch vụ với số điện thoại vi phạm. Trên cơ sở các bức ảnh chụp hoặc các tờ quảng cáo thu được, các Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Rõ ràng, từ những “điểm sáng” như Sơn Tây, các quận, huyện của Hà Nội cần phải có những hành động phù hợp với địa phương mình thì mới mong quảng cáo rao vặt được đưa vào nề nếp./.
Cụ thể, hồi tháng 4 Sở này ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông cắt 168 số điện thoại rao vặt vi phạm. Song, đến 29/5, tổng số số điện thoại mà Sở này đưa ra cho các doanh nghiệp đã lên tới 529 số.
Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội cũng đã tới 12 quận, huyện để “mục sở thị” tình hình quảng cáo rao vặt trái phép. Ghi nhận cho thấy, những tuyến phố trung tâm, trục đường chính hầu như không còn vi phạm. Tuy nhiên, “tại các trạm điện, cột điện, tủ hộp điện còn rất nhiều quảng cáo rao vặt trái phép chưa được bóc, xóa,” ông Nguyễn Tiến Sỹ, Trưởng phòng Bưu chính Viễn thông nói.
Ngoài ra, trong các ngõ nhỏ vẫn xuất hiện các biển quảng cáo rao vặt treo trên cột điện, dây thông tin, in trên tường...
Đại diện của Phòng Văn hóa-Thông tin quận Hoàn Kiếm thừa nhận, quảng cáo rao vặt trên phố cổ và ngõ nhỏ hiện còn rất nhiều. “Chúng tôi chỉ đạo rất quyết liệt nhưng hiệu quả chưa được bao nhiêu. Có nhiều địa bàn, ban ngày ra quân bóc dỡ quảng cáo triệt để, sau một đêm lại tràn ngập quảng cáo,” ông thẳng thắn.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng hiệu quả của việc xử lý quảng cáo rao vặt rõ ràng là chưa cao, cho dù Sở này đã dùng rất nhiều biện pháp các biện pháp từ tuyên truyền, kỹ thuật đến cắt số điện thoại...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này chính là nhu cầu của người dân tìm kiếm việc làm. Các địa phương còn thiếu kinh phí để thực hiện các chiến dịch bóc dỡ, xóa bỏ quảng cáo rao vặt vi phạm.
Từ năm 2010 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã đề nghị các doanh nghiệp ngừng cung cấp dịch vụ với tổng số 2.874 số điện thoại quảng cáo rao vặt vi phạm và chưa có chủ trương khôi phục lại.
Tuy vẫn còn quảng cáo rao vặt, thậm chí là tăng trong thời gian gần đây, song cũng có những địa phương đã gần như xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng này.
Ông Hứa Đức Thịnh, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Sơn Tây nói, hiện địa bàn này đã không còn quảng cáo rao vặt. Và, từ đầu năm đến nay, hiện tượng phát sinh quảng cáo rao vặt mới là rất ít (chỉ có 5 số điện thoại mới).
Theo ông Thịnh, đơn vị này đã chỉ đạo các phường, xã tuyên truyền trên loa phóng thanh để nâng cao ý thức của người dân. Khi phát hiện ra quảng cáo rao vặt trái phép mới, đơn vị này sẽ gọi điện đến số điện thoại trên tờ quảng cáo và yêu cầu đến Phòng làm việc. Nếu chủ thuê bao không đến, hoặc không chấp hành xóa bỏ quảng cáo rao vặt, Phòng sẽ kiên quyết kiến nghị cắt bỏ số điện thoại quảng cáo đó.
“Phòng Văn hóa-Thông tin đang xem xét tổ chức cuộc thi giữ gìn tổ dân phố sạch, không có quảng cáo rao vặt. Bởi muốn làm triệt để, phải từ địa bàn dân cư trở đi,” ông Thịnh nêu ý tưởng.
Phía Quận Hoàn Kiếm thì kiến nghị rút giấy phép kinh doanh với doanh nghiệp cố tình vi phạm quảng cáo rao vặt. Cơ quan công an tăng cường tuần tra, phát hiện, bắt giữ đối tượng quảng cáo rao vặt trái phép...
Cũng tại buổi giao ban, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đưa ra trình tự 5 bước để xử lý số điện thoại quảng cáo rao vặt trái phép. Trong đó đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý ngưng cung cấp dịch vụ với số điện thoại vi phạm. Trên cơ sở các bức ảnh chụp hoặc các tờ quảng cáo thu được, các Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Rõ ràng, từ những “điểm sáng” như Sơn Tây, các quận, huyện của Hà Nội cần phải có những hành động phù hợp với địa phương mình thì mới mong quảng cáo rao vặt được đưa vào nề nếp./.
Trung Hiền (Vietnam+)