Hai chính đảng Kosovo đạt thỏa thuận thành lập liên minh cầm quyền

Hai đảng chính trị lớn ở tỉnh Kosovo trực thuộc Cộng hòa Serbia ngày 19/11 đã đạt được thỏa thuận thành lập liên minh, chấm dứt sự bế tắc chính trị kéo dài suốt sáu tháng qua ở vùng lãnh thổ này.
Hai chính đảng Kosovo đạt thỏa thuận thành lập liên minh cầm quyền ảnh 1Hai nhà lãnh đạo của đảng PDK và LDK. (Nguồn: www.ata.gov.al

Hai đảng chính trị lớn ở tỉnh Kosovo trực thuộc Cộng hòa Serbia ngày 19/11 đã đạt được thỏa thuận thành lập liên minh, chấm dứt sự bế tắc chính trị kéo dài suốt sáu tháng qua ở vùng lãnh thổ này.

Phát biểu với báo giới, nhà lãnh đạo Kosovo Atifete Jahjaga cho biết Thủ hiến sắp mãn nhiệm kiêm lãnh đạo Đảng Dân chủ Kosovo (PDK) Hashim Thaci và người đứng đầu đảng Liên đoàn Dân chủ Kosovo (LDK) Isa Mustafa đã nhất trí các nguyên tắc cơ bản về thành lập một liên minh để thành lập các thể chế của "Cộng hòa Kosovo."

Thông báo trên được đưa ra sau khi ông Thaci và Mustafa có cuộc gặp tại văn phòng của nhà lãnh đạo Jahjaga trước sự chứng kiến của Đại sứ Mỹ tại Kosovo Tracey Ann Jacobson.

Việc hai đảng PDK và LDK nhất trí thành lập liên minh mở ra hy vọng chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị tại Kosovo kể từ cuộc bầu cử cơ quan lập pháp của vùng lãnh thổ này hồi tháng Sáu vừa qua.

Cuộc bầu cử ngày 8/6 đã mang lại chiến thắng cho đảng PDK của ông Thaci sau khi giành được 31,32% số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, đảng này vẫn không đủ đa số để thành lập chính quyền khi chỉ có 37/120 ghế.

Cuộc bầu cử đó được coi là "phép thử" quan trọng đối với ông Thaci, cũng như mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của vùng lãnh thổ này, sau khi Pristina đã ký với chính quyền Belgrade thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hồi năm 2013.

Cho tới nay, Serbia vẫn từ chối công nhận Kosovo độc lập mặc dù tỉnh này tuyên bố ly khai khỏi Serbia từ năm 2008 và đã được các nước phương Tây công nhận./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.