Hải quân Anh bắn cảnh cáo tàu Tây Ban Nha quấy rối tàu ngầm Mỹ

Một chiếc tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đã bắn cảnh cáo nhằm vào một chiếc tàu Tây Ban Nha, khi nó quấy rối một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đang định cập cảng Gibraltar.
Hải quân Anh bắn cảnh cáo tàu Tây Ban Nha quấy rối tàu ngầm Mỹ ảnh 1Tàu USS Florida di chuyển vào cảng ở Gibraltar (Nguồn: The Sun)

Một chiếc tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đã bắn cảnh cáo nhằm vào một chiếc tàu Tây Ban Nha, khi nó quấy rối một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đang định cập cảng Gibraltar.

Tờ Sun cho biết tàu tuần tra thuộc lực lượng Guardia Civil của Tây Ban Nha đã hai lần tìm cách chạy cắt ngang đường di chuyển của chiếc tàu ngầm lớp Ohio mang tên USS Florida. Kết quả là tàu HMS Sabre của Hải quân Anh phải bắn pháo sáng cảnh cáo con tàu này, tới hai lần.

Vụ việc xảy ra vào giữa tháng 4 vừa qua, khi chiếc tàu ngầm Mỹ tới cập cảng Gibraltar. Đây là lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua, Hải quân Anh buộc phải bắn cảnh cáo nhằm vào tàu chính quyền Tây Ban Nha.

Phía Anh đã rất phẫn nộ trước hành động của con tàu trên và đã thể hiện sự phản đối với chính quyền Tây Ban Nha. Một nguồn tin giấu tên cho Sun biết: “Đây là một trò chơi nguy hiểm của Tây Ban Nha. Chuyện càng khó chấp nhận khi một thành viên NATO lại đối xử với Hải quân Mỹ như vậy.”

Tàu USS Florida mang theo 90 quả tên lửa hành trình Tomahawk trong chiến dịch không kích Libya hồi năm 2011. Sau khi dừng chân tại Gibraltar, con tàu đã trở lại vùng biển quốc tế ngay trong ngày.

Anh đã chiếm Gibraltar từ Tây Ban Nha vào năm 1704, trong cuộc Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha. Anh chính thức sở hữu nơi này vào năm 1713 nhờ ký Hiệp ước Utrecht với Tây Ban Nha. Người dân Gibraltar hiện đều mang quốc tịch Anh.

Nhưng bất chấp những điều trên, Tây Ban Nha tiếp tục tuyên bố chủ quyền với vùng đất này, khiến đôi bên thi thoảng lại chạm trán nhau./. 

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.