Hạn hán và nhiễm mặn tại Thái Lan diễn biến nghiêm trọng

Hiện một số đập nước chính ở Thái Lan đã ngừng xả nước phục vụ tưới cho cây nông nghiệp mà chỉ ưu tiên cho sinh hoạt của người dân và đảm bảo cân bằng sinh thái.
Hạn hán và nhiễm mặn tại Thái Lan diễn biến nghiêm trọng ảnh 1Máy bơm huyện Phom Phi Say đang hút nước từ sông Mekong với công suất 15m3/giây để cấp nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Luang. (Sơn Nam/Vietnam+)

Phóng viên TTXVN tại Thái Lan dẫn lời các quan chức và chuyên gia Thái Lan cho biết tình hình hạn hán tại nước này đang diễn biến hết sức nghiêm trọng đồng thời cảnh báo trong vòng 4 tháng rưỡi nữa, Thái Lan sẽ phải có các chương trình cụ thể quản lý nguồn nước và sử dụng nước khoa học để tránh hậu quả khó lường.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chatchai Sarikulya, người dân ở đồng bằng hai con sông Chao Phraya và Mekong vẫn đủ nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt cho đến hết tháng 7 tới. Tuy nhiên, ông cũng cho biết hiện chỉ có gần 5/21 triệu hecta đất trồng trọt của nước này có đủ nước tưới và nhà chức trách đang theo dõi sát việc xả nước từ các đập chính để đảm bảo hai vùng canh tác nông nghiệp chính không bị ảnh hưởng.

Hiện một số đập nước chính ở Thái Lan đã ngừng xả nước phục vụ tưới cho cây nông nghiệp mà chỉ ưu tiên cho sinh hoạt của người dân và đảm bảo cân bằng sinh thái.

Mùa mưa ở nước này thường đến vào tháng 5, tuy nhiên các chuyên gia đã cảnh báo rằng mùa mưa năm nay sẽ đến muộn. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan kêu gọi tất cả các ngành kinh tế tiết kiệm nước để có thể đảm bảo đủ nước dùng cho đến cuối tháng 7 tới, đề phòng khả năng mùa mưa bị lùi sang tận tháng 8.

Tại các tỉnh đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng như Khon Kaen, Chon Buri và Suphan Buri, Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan sẽ cho phép sử dụng lượng nước dưới "mực chết" trong các hồ, đập chứa nước, vốn thường được giữ lại để đảm bảo an toàn nguồn nước. Một phần nước dưới mực chết tại các đập Ubolrat, Bang Phra và Kra Siao sẽ được bơm ra cấp cho người dân khu vực chịu hạn.

Trong khi đó, tình trạng nhiễm mặn tại các tỉnh ven biển cuối nguồn sông Chao Phraya cũng trở nên đáng báo động. Cục Cấp thoát nước đô thị cho các vùng thủ đô Bangkok, Nonthaburi và Samut Prakan, mới đây cho biết độ mặt của sông Chao Phraya đã tăng lên mức cao báo động nhiều lần trong tháng 3 này.

Cơ quan trên kết luận cần phải xem xét lại việc lấy nước từ sông này để đảm bảo cân bằng sinh thái. Bộ Nội vụ Thái Lan đã tuyên bố đặt 15 tỉnh trong tình trạng báo động thiên tai vì hạn hán trong khi theo dõi sát tình hình tại 42 tỉnh khác.

Để giải quyết tình trạng hạn hán ở vùng Đông Bắc, Thái Lan đã bắt đầu tiến hành xây dựng các trạm bơm chuyển nước sông Mekong vào hệ thống đập và kênh dẫn nước.

Tại tỉnh Nong Khai, từ giữa tháng 2 vừa qua đã xây một cửa ngăn phụ lưu của sông Mekong trên địa phận Thái Lan và đào 30 hồ trữ nước gần lưu vực sông này từ năm ngoái. Hiện các máy bơm tạm thời ở thôn Chum Phon, huyện Phomvisay đang hút nước từ sông Mêkong với công suất 15m3/giây để cấp nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Luang.

Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan cho biết dự kiến sẽ tiến hành bơm 47,4 triệu m3 nước trong vòng 3 tháng từ trạm bơm tạm thời này.

Về dài hạn, các máy bơm tạm thời dự kiến được thay thế bằng dự án trạm máy bơm cố định Ban Daen Muang ở thôn Dong Khoong, huyện Phomvisay, tỉnh Nong Khai, với công suất hoạt động cao gấp 10 lần.

Việc thi công xây dựng trạm bơm công suất lớn này đã được tiến hành suốt 3 tháng qua. Nếu giai đoạn triển khai ban đầu cho kết quả tốt, chương trình tích nước quy mô lớn cũng sẽ được triển khai ở tỉnh Loei, giáp tỉnh Nong Khai.

Chính phủ Thái Lan đã dự kiến chi 1,8 tỷ USD để thực hiện kế hoạch chuyển nước sông Mekong nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của người dân./.

 Thái Lan đã bắt đầu thực hiện việc xây dựng các trạm bơm chuyển nước sông Mekong vào hệ thống các hồ chứa. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Thái Lan đã bắt đầu thực hiện việc xây dựng các trạm bơm chuyển nước sông Mekong vào hệ thống các hồ chứa. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Máy bơm huyện Phom Phi Say đang hút nước từ sông Mekong với công suất 15m3/giây để cấp nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Luang. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Máy bơm huyện Phom Phi Say đang hút nước từ sông Mekong với công suất 15m3/giây để cấp nước tưới tiêu cho khu lòng chảo Huay Luang. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan cho biết dự kiến sẽ tiến hành bơm 47,4 triệu m3 nước trong vòng 3 tháng từ trạm bơm tạm thời này. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan cho biết dự kiến sẽ tiến hành bơm 47,4 triệu m3 nước trong vòng 3 tháng từ trạm bơm tạm thời này. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Trạm bơm công suất lớn hút nước từ sông Mekong vào lưu vực Huai Luang. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Trạm bơm công suất lớn hút nước từ sông Mekong vào lưu vực Huai Luang. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Chính phủ Thái Lan đã dự kiến chi 1,8 tỷ USD để thực hiện kế hoạch chuyển nước sông Mekong. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)
Chính phủ Thái Lan đã dự kiến chi 1,8 tỷ USD để thực hiện kế hoạch chuyển nước sông Mekong. (Sơn Nam-Quang Thuận/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục