Hàn Quốc truy tố nhiều quan chức xử lý kém vụ thảm họa chìm phà Sewol

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã truy tố 11 quan chức, trong đó có ông Kim Suk-kyoon, chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển vào thời điểm xảy ra thảm kịch trên.
Phà Sewol sau khi được trục vớt và đưa về thành phố Mokpo, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Phà Sewol sau khi được trục vớt và đưa về thành phố Mokpo, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Ngày 18/2, một cựu chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cùng các quan chức cấp cao khác đã bị buộc tội xử lý kém trong vụ chìm phà Sewol làm hơn 300 người thiệt mạng hồi năm 2014, một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã truy tố 11 quan chức, trong đó có ông Kim Suk-kyoon, chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển vào thời điểm xảy ra thảm kịch trên.

Ông Kim và các quan chức khác đã bị buộc tội xử lý kém trong công tác cứu hộ khi xảy ra thảm kịch trên, dẫn tới việc 303 hành khách thiệt mạng và 142 người bị thương. Các công tố viên cũng cáo buộc một số quan chức làm giả tài liệu để lấp liếm sai phạm.

[Vụ chìm phà Sewol: Đề nghị bắt cựu chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển]

Hiện nhóm điều tra đặc biệt của Cơ quan công tố Hàn Quốc đang xem xét những cáo buộc nhằm vào những quan chức này vì đã chậm trễ trong việc huy động các trực thăng cứu hộ, được cho đã dẫn tới cái chết của một nạn nhân, người lẽ ra có thể sống sót nếu được lập tức chuyển tới bệnh viện.

Thảm họa xảy ra vào ngày 16/4/2014, phà Sewol trọng tải 6.825 tấn chở 476 người, gồm hành khách và thủy thủ đoàn, đã gặp nạn và chìm khi đang di chuyển từ cảng Incheon, thành phố Incheon, đến đảo Jeju, khiến 303 người thiệt mạng, phần lớn trong đó là học sinh trường trung học phổ thông Danwon (thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi) đang trong chuyến du lịch ngoại khóa tới đảo Jeju.

Hơn 5 năm đã trôi qua kể từ thời điểm xảy ra thảm kịch này, nhưng nhiều người vẫn tin rằng sự thật đằng sau toàn bộ câu chuyện này cũng như hoạt động tìm kiếm cứu hộ của chính phủ và các ứng phó khác khi đó vẫn chưa được đưa ra ánh sáng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.