Sản phẩm “Miến gạo Thăng Long” đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể và được chọn là 1 trong 2 sản phẩm để xây dựng OPCOP của huyện Nông Cống.
Những ngày cận Tết, không khí làm việc của bà con làng nghề miến gạo Thăng Long ở xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, lại càng rộn ràng hơn bao giờ hết.
Làng miến gạo Thăng Long được công nhận là làng nghề từ năm 2016 với gần 60 hộ tham gia sản xuất miến gạo.
Sản phẩm “Miến gạo Thăng Long” đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể và được chọn là 1 trong 2 sản phẩm để xây dựng OPCOP của huyện Nông Cống.
Hiện nay, sản phẩm miến gạo Thăng Long được tiêu thụ ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.
Sau khi được đãi sạch và ngâm từ 2-4 giờ đồng hồ, gạo được cho vào máy xay với nước. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Gạo sau khi xay thành hỗn hợp bột loãng sẽ được cho vào bao vải để ép khô. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Những sợi miến được ủ trong vòng khoảng 5-7 giờ đồng hồ sau đó rũ trong nước lạnh và đem phơi khô trên sào. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Miến được tận dụng phơi dưới mái hiên nhà. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Miến được phơi ở những nơi có nắng, gió. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Để bảo đảm chất lượng sản phẩm sạch, an toàn, các hộ làm miến đều có cam kết với chính quyền địa phương là không sử dụng chất bảo quản, chất làm trắng. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Công đoạn đóng gói được thực hiện hoàn toàn bằng máy. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
UBND huyện Nông Cống đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể “Miến gạo Thăng Long” cho sản phẩm miến gạo Thăng Long, Nông Cống. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)