Hoạt động chế tạo ở khu vực Eurozone kết thúc năm 2020 đầy ấn tượng

Các nhà chế tạo ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone) đã kết thúc năm 2020 một cách ấn tượng, với hoạt động của lĩnh vực này tăng trưởng nhanh nhất kể từ giữa năm 2018.
Hoạt động chế tạo ở khu vực Eurozone kết thúc năm 2020 đầy ấn tượng ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Các nhà chế tạo ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone) đã kết thúc năm 2020 một cách ấn tượng, với hoạt động của lĩnh vực này tăng trưởng nhanh nhất kể từ giữa năm 2018, cho thấy nền kinh tế khu vực ít chịu tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hơn so với đầu năm.

Đức lại là động lực tăng trưởng của khu vực và ngược lại với lĩnh vực dịch vụ chủ chốt của khối vốn chịu tác động tiêu cực của các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, hầu hết các nhà máy trong khu vực vẫn hoạt động.

Số liệu cuối cùng về Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của lĩnh vực chế tạo theo khảo sát của IHS Markit tăng lên 55,2 trong tháng 12/2020, so với 53,8 của tháng 11/2020, dù thấp hơn con số ban đầu là 55,5.

[ECB giảm dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2021]

PMI trên 50 cho thấy sự tăng trưởng và số liệu của tháng 12/2020 là cao nhất kể từ tháng 5/2018.

Các đơn hàng mới tăng khi nhu cầu với hàng hóa của Đức ở mức cao và một phần là nhờ nhu cầu tăng tạm thời tại Vương quốc Anh trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

Theo nhà kinh tế trưởng về doanh nghiệp của IHS Markit, Chris Williamson, nền kinh tế Eurozone trong quý IV/2020 được cho là ít chịu tác động của đại dịch COVID-19 hơn sau khi giảm chưa từng có trong quý II/2020, nhờ sự ổn định của lĩnh vực chế tạo.

Mặc dù kinh tế Eurozone có thể giảm trở lại trong quý IV/2020 khi các biện pháp phong tỏa đã hạn chế các hoạt động, một khảo sát của Reuters trong tháng 12/2020 cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối sẽ trở lại mức trước khủng hoảng trong vòng hai năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.