TOKYO, NHẬT BẢN- Media OutReach — Theo dữ liệu từ Chỉ số thương mại toàn cầu (Global Trade Barometer – GTB) do DHL, công ty logistics hàng đầu thế giới phát hành, trong 2 tháng tới (kết thúc vào ngày 31/1/2020), hoạt động xuất khẩu bằng đường hàng không trong ngành công nghiệp ô tô, máy móc và hóa chất của Nhật Bản sẽ tạo ra một số dấu hiệu khả quan, trong khi tăng trưởng thương mại của nước này vẫn rơi vào khu vực tiêu cực.
Chỉ số thương mại toàn cầu của DHL
Triển vọng thương mại của Nhật Bản tụt dốc với sự suy giảm nhẹ
Chỉ số thương mại toàn cầu (GTB) của DHL- một chỉ số sớm dự báo về phát triển thương mại toàn cầu được tính toán bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn, dự đoán rằng, hoạt động thương mại của Nhật Bản sẽ giảm trong thời gian tới, với giá trị chỉ số giảm 5 điểm, xuống mức 48 điểm – dưới mức ngưỡng tăng trưởng. [Theo phương pháp tính toán GTB, giá trị chỉ số trên 50 điểm biểu thị mức tăng trưởng dương, trong khi các giá trị dưới 50 điểm biểu thị sự co lại]. Sự tăng trưởng âm bắt nguồn chủ yếu từ việc thu hẹp thương mại bằng đường hàng không giữa các ngành, mặc dù một số ngành cốt lõi như sản xuất ô tô dự kiến sẽ vẫn tương đối mạnh và bù đắp cho sự sụt giảm đáng kể ở các khu vực xuất khẩu khác [*].
Ông Charles Kaufmann, Giám đốc điều hành (CEO) của DHL Global Forwarding khu vực Bắc Á – Nam Thái Bình Dương cho biết: “Mặc dù có sự thu hẹp trong dự báo đối với ba tháng tới, song triển vọng thương mại của Nhật Bản vẫn tương đối mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc được cung cấp bởi các ngành công nghiệp cốt lõi như sản xuất ô tô, máy móc và công nghệ. Hoạt động xuất khẩu các phương tiện ô tô và phụ tùng có đóng góp đáng chú ý đến tăng trưởng thương mại từ sự củng cố ngành công nghiệp và đầu tư lớn hơn cho xe điện và xe tự lái. Chúng tôi cũng thấy sự kiện thể thao lớn là Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 sắp tới góp phần tăng triển vọng nhập khẩu nguyên liệu cơ bản trong quý tới, với Thế vận hội dự kiến sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Nhật Bản“.
Sự suy giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các quốc gia, ngoại trừ Ấn Độ
Kết quả của GTB cũng cho thấy, dự kiến hoạt động thương mại trên toàn thế giới sẽ tiếp tục ở tốc độ vừa phải, nhưng sẽ có sự thu hẹp trong 3 tháng tới, do sự sụt giảm nhẹ trong cả hoạt động thương mại bằng đường hàng không và đường biển. So với các quý trước trong năm nay, xu hướng giảm trong tăng trưởng thương mại vẫn chủ yếu ổn định. Tất cả 7 quốc gia được GTB theo dõi đều nhận được chỉ số dưới 50 điểm, ngoại trừ Ấn Độ, nơi GTB dự báo tăng trưởng vừa phải (tăng thêm 5 điểm lên mức 54 điểm). Trong khi đó, Nhật Bản và Vương quốc Anh là hai quốc gia có triển vọng thương mại tích cực trong bản cập nhật trước đó vào tháng 9/2019, lại ghi nhận mức sụt giảm cao nhất trong giai đoạn này.
Ông Tim Scharwath, CEO của DHL Global Forwarding, Freight, cho biết: “Theo GTB của DHL, năm nay có thể sẽ kết thúc với hoạt động thương mại trên toàn thế giới ở mức vừa phải. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ lại nơi chúng ta từng xuất phát: hoạt động thương mại thế giới đã tăng trưởng trong những năm gần đây giống như khi leo lên đỉnh Everest. Hiện tại, chúng ta đang đi xuống, nhưng chúng ta vẫn đang hít thở không khí ở độ cao. Một số lượng lớn các mối quan hệ thương mại ổn định tiếp tục phát triển trên toàn thế giới, mặc dù vẫn xảy ra xung đột thương mại một cách âm ỉ và tình trạng bất ổn về mặt địa chính trị”.
Thông tin về Chỉ số thương mại toàn cầu (GTB)
Ra mắt vào tháng 1 năm 2018, Chỉ số thương mại toàn cầu (GTB) của DHL là một chỉ số sớm mang tính sáng tạo và duy nhất cho tình trạng hiện tại và tương lai của hoạt động thương mại toàn cầu. GTB dựa trên một lượng lớn dữ liệu logistics được đánh giá với sự trợ giúp của AI. Chỉ số được công bố 4 lần một năm và lần phát hành tiếp theo được lên kế hoạch vào cuối tháng 3 năm 2020.
Để biết thêm thông tin về Chỉ số thương mại toàn cầu (GTB) của DHL, hãy truy cập: Logisticsofthings.dhl/gtb. Chỉ số này hiện cũng có sẵn dành cho các thuê bao của thiết bị đầu cuối Bloomberg bằng cách sử dụng mã “DHLG ”.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (tiếng Anh: Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký kết FTAlà Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) được đề xuất sẽ thúc đẩy tiếp cận thị trường với các sản phẩm và vốn, và tạo ra khối thương mại khu vực lớn nhất thế giới, chiếm hơn 29,1% thương mại toàn cầu. Đọc thêm về hiệp định thương mại tiếp theo của châu Á và tác động của nó đối với thương mại toàn cầu.
[*] Bấm vào đây để biết thêm thông tin về triển vọng vận tải hàng không và vận tải đường biển hoặc các lĩnh vực quan trọng ở Nhật Bản.
Để biết thêm thông tin về GTB của DHL, hãy truy cập: https://www.dpdhl.com/gtb.
Thông tin về DHL
DHL là thương hiệu lớn toàn cầu trong lĩnh vực logistics. DHL có danh mục dịch vụ khổng lồ từ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế; chuyển giao hàng theo kênh thương mại điện tử, vận chuyển hàng nhanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không cho đến việc quản lý chuỗi cung ứng công nghiệp. Không chỉ có vậy, với việc cung cấp các giải pháp chuyên sâu, chuyên ngành cho các thị trường phát triển, các ngành công nghiệp, bao gồm công nghệ, y tế, sinh học, năng lượng, ô tô và bán lẻ cộng với truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực thi trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng và có mặt tại rất nhiều thị trường đang phát triển, DHL được đánh giá là doanh nghiệp logistics dành cho cả thế giới. Với hơn 380.000 nhân viên đang làm việc tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, DHL kết nối mọi người dân và doanh nghiệp một cách rất an toàn và đáng tin cậy.
DHL là một đơn vị thành viên của Deutsche Post DHL Group (với doanh thu năm 2018 đạt hơn 61 tỷ euro).