Chương trình nghị sự đã đề cập đến các vấn đề về tiến trình hợp tác tài chínhgiữa khối ASEAN với ba nước trên như Quỹ hợp tác ASEAN+3, triển vọng hợp tác tàichính khu vực, trong đó đại diện Trung Quốc có đề xuất mới về vấn đề hợp tác tàichính khu vực ASEAN+3, tuy nhiên cần thành lập một nhóm nghiên cứu chuyên sau vềnội dung này.
Đồng thời, các vấn đề về sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu Châu Á(ABMI); đa phương hóa sáng kiến Chieng Mai (CMIM) được các đại biểu dànhnhiều thời gian thảo luận.
Đối với sáng kiến phát triển thị trường trái phiếuChâu Á, Việt Nam - đồng chủ trì của nhóm Chỉ đạo ABIM báo cáo sơ bộ tiến độtriển khai hoạt động của các nhóm; đồng thời đưa ra dự thảo thỏa thuận về cơ chếbảo lãnh tín dụng và đầu tư khi phát triển thị trường trái phiếu tại khu vực đểHội nghị xem xét.
Bên cạnh đó, Hội nghị đã đề cập đến tiến trình thỏa thuận đa phương hóa sángkiến Chieng Mai, chính thức có hiệu lực từ ngày 24/3 vừa qua, sau khi các nướcthành viên hoàn tất phê chuẩn nội bộ, cam kết mức đóng góp của từng thành viêntrong khối ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào nguồn Quỹ dự trữ tự quản,với quy mô lên đến 120 tỷ USD, nhằm giúp các thành viên giải quyết khó khăn khẩncấp, thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ và kinh tế vĩ mô ở mỗi nước và khu vực.
Hội nghị cũng tham khảo tham luận của Singapore về các vấn đề tồn tại trongdự thảo mô hình thành lập cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3.
Việt Nam cũng là đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 và Hội nghịBộ trưởng Tài chính Đông Á không chính thức (EAS), dự kiến sẽ diễn ra vào thángNăm tới, tại Tashkent của Uzbekistan, do đó tại Hội nghị này, đại diện ViệtNam trình bày tóm tắt về công tác chuẩn bị và chương trình nghị sự để các thànhviên cùng thảo luận và thống nhất.
Ngày 7/4, Hội nghị có phiên nghị sự không chính thức, diễn ra cùng thời điểm vớiHội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ sáu (ACGM 6) cũng tổ chức tại NhaTrang./.