Đây thực sự được xem là ngày hội đầu tiên dành cho nghiên cứu sinh Việt Namtại Pháp.
Phát biểu khai mạc hội thảo, quyền Hiệu trưởng ENS Cachan, Giáo sưPierre-Paul Zalio đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa họcdành cho nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp, cho đây là nét đặc thù cần đượckhích lệ trong cộng đồng nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ Việt Nam.
ÔngPierre-Paul Zalio cũng ghi nhận và đánh giá tốt trình độ, khả năng nghiên cứukhoa học, tính cần cù chịu khó, nghiêm túc trong học tập, làm việc của tập thểsinh viên, nghiên cứu sinh và giảng viên Việt Nam đang theo học, làm công tácnghiên cứu, giảng dạy tại ENS Cachan.
Từ nhiều năm qua, ENS Cachan là cái nôi đã đào tạo hàng trăm sinhviên, nghiên cứu sinh hệ cao học, tiến sĩ và sau tiến sĩ của Việt Nam, trong đónhiều người đã trở về nước và giữ các trọng trách quan trọng trong nhiều ngànhkhoa học. Đến nay, mỗi năm nhà trường đều tiếp nhận nhiều sinh viên, nghiên cứusinh sau đại học của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại trường.
Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đinh Toàn Thắng đã đánh giá cao và bàytỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến của AVSE nhằm tạo cầu nối khoa học giữa cácnghiên cứu sinh Việt Nam và Pháp, cũng như giữa các nhà khoa học trẻ Việt Namtrên nhiều lĩnh vực khác nhau và khẳng định “vai trò không thể phủ nhận” củanguồn nhân lực này, là nguồn chất xám không thể thiếu trong quá trình xây dựng,phát triển và hiện đại hóa đất nước.
Hội thảo do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) phối hợp vớiENS Cachan tổ chức, với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, thu hút sựtham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ nhiều vùng miền của Pháp. Đây là một diễnđàn bổ ích, giúp các nhà khoa học trẻ Việt Nam, với nhiều ước mơ và hoài bão,gặp gỡ, trao đổi về phương pháp nghiên cứu khoa học, chia sẻ những thuận lợi,khó khăn trong quá trình làm nghiên cứu sinh tại Pháp, với mong muốn nâng caohơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu, đóng góp một phần xây dựngnguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Tại đây các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam và Pháp đã nghe khoảng 44 báocáo khoa học của các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam đang theo học và nghiên cứu tạinhiều trường đại học ở Paris và các vùng lân cận. Các báo cáo được chia thành 4phiên, đi sâu thảo luận các chuyên ngành kinh tế-tài chính ; khoa học xã hộinhân văn; vật lý- sinh học; công nghệ thông tin và xây dựng cơ bản. Các báo cáoviên đã chia sẻ những suy nghĩ của mình, những thuận lợi, khó khăn nảy sinhtrong quá trình nghiên cứu, và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của mình tạiViệt Nam trong tương lai.
Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia và chia sẻ kinh nghiệm của các nhà nghiêncứu và quản lý có tầm ảnh hưởng lớn trong giới khoa học quốc tế và có nhiều đónggóp cho hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Pháp như Giáo sư Diệp Thế Hùng (PhóHiệu trưởng Đại học Cergy-Pontoise, phụ trách phát triển quan hệ quốc tế), vớitrình bày về định hướng nghiên cứu khoa học của cộng đồng Việt Nam tại Pháp;Giáo sư Abiteboul Serge, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Top 100 tác giả cócông trình được trích dẫn lại theo ISI, với trình bày về con đường học thuật vàcách lựa chọn đề tài nghiên cứu; Giáo sư Lévy Aldo, tác giả cuốn sách nổi tiếng"Để thành công trong viết luận văn và luận án,” với trình bày về cách viết luậnán hiệu quả.
Những chia sẻ kinh nghiệm của các nhà khoa học lớn là các bài học thiết thực,bổ ích đối với các nhà khoa học trẻ trong việc tiếp cận và lựa chọn đề tài, phânphối thời gian nghiên cứu, nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học./.