Mục đích của hội thảo nhằm giúp các nhà khoa học, cán bộ làm công tác bảo tồntrong nước và quốc tế đánh giá về thực trạng, những mối đe dọa trực tiếp đến cácloài linh trưởng quý hiếm trong khu vực, từ đó đề xuất những biện pháp bảo tồnthời gian tới.
Theo Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp) Trần Thế Liên, sự đadạng về địa hình, cảnh quan và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùngphong phú ở Việt Nam.
Những năm gần đây, tuy có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn nhưng đa dạngsinh học ở Việt Nam vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân do biến đổi khíhậu và con người xâm hại.
Đối với các loài linh trưởng, Việt Nam là một trong số các quốc gia có sốloài và phân loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hàng đầu trên thế giới,cần được ưu tiên bảo vệ.
Theo Danh mục đỏ của Tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN), ở Việt Nam có 7 loàilinh trưởng rất nguy cấp, 9 loài nguy cấp và 7 loài sẽ nguy cấp trong thời giantới.
Điều đó có nghĩa là 90% các loài linh trưởng của Việt Nam đang đe dọa tuyệtchủng. Vì vậy, nhóm chuyên gia linh trưởng và bảo tồn quốc tế đã điền tên 5 loàilinh trưởng của Việt Nam vào danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp hàng đầutrên thế giới.
Ông Liên đề nghị các nhà khoa học, nhà động vật học, các cán bộ làm công tácbảo tồn trong nước và quốc tế phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác nghiêncứu và bảo tồn các loài động vật hoang dã. Điều quan trọng là thiết lập được mộtchiến lược vùng để từ đó đề ra những hành động và giải pháp thiết thực nhằm thúcđẩy công tác quản lý, bảo tồn các loài linh trưởng trong toàn khu vực.
Ông Trương Quang Bích, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, đầu nhữngnăm 1990, một nhóm chuyên gia quốc tế đã đến Việt Nam. Sau khi đi khảo sát trongrừng, nhóm đã phát hiện loài Voọc mông trắng đặc biệt quý hiếm vẫn còn phân bốtự nhiên trong vườn và trên địa bàn xã Cúc Phương, huyện Nho Quan.
Từ đó, dự án "Bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam" tại Vườnquốc gia Cúc Phương được triển khai xây dựng. Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguycấp hiện đang cứu hộ và bảo tồn 150 cá thể của 15 loài và phân loài linh trưởngquý hiếm.
Nhờ được chăm sóc tốt, đã có 9 loài linh trưởng sinh sản thành công, trong đócó 3 loài lần đầu tiên sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt trên thế giới làVoọc mông trắng, Voọc Hà Tĩnh và Voọc chà vá chân xám; 6 loài linh trưởng đượccứu hộ và chăm sóc với những điều kiện tương thích với môi trường tự nhiên màkhông một nơi nào trên thế giới làm được.
Đặc biệt, qua điều tra nghiên cứu, các nhà động vật học đã phát hiện thêmđược 1 loài mới là loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea). Kết quả của chươngtrình này đã đóng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo tồn các loài động vậthoang dã quý hiếm của Việt Nam và trên thế giới.
Phó Chủ tịch nhóm chuyên gia linh trưởng của Tổ chức bảo tồn thế giới ChristianRoos đánh giá cao vai trò của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp và cá nhânông Tilo Nadler, đồng Giám đốc dự án bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm củaViệt Nam, Trưởng đại diện Vườn thú Leipzig tại Việt Nam trong việc cứu hộ, chămsóc, gìn giữ, bảo tồn và tiến hành tái hoà nhập cho các loài linh trưởng vào tựnhiên.
Từ năm 2003 đến nay, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm cứu hộlinh trưởng nguy cấp đã thực sự là một "trường học" thực tế, góp phần giáo dụccho người dân sở tại và du khách tham quan hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọngcủa công tác bảo tồn linh trưởng nói chung, các loài voọc đặc hữu của Việt Namnói riêng.
Ông Christian Roos đề xuất, Chính phủ các nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữatrước những nguy cơ chung về sự biến mất của các loài linh trưởng trong toàn khuvực. Công việc liên kết này cần được tiến hành sớm, không nên để đến lúc các cáthể linh trưởng còn quá ít mới bắt tay vào thực thi việc gìn giữ và bảo tồn thìquá muộn.
Trong thời gian diễn ra hội thảo, các đại biểu sẽ tiến hành thăm quan thực tếtại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long trên địa bàn huyện Gia Viễnđể quan sát quần thể Voọc mông trắng sinh sống ngoài tự nhiên sau khi được Trungtâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp giải cứu khỏi nạn săn bắt của người dân./.