Tỉnh Thừa Thiên-Huế hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng thực hiện 31 đề án khuyến côngtrong năm nay nhằm giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động; trong đó, ưutiên tập trung khôi phục các nghề gắn với phát triển du lịch.
Nghề may áo dài truyền thống Huế có từ lâu, nhưng may áo dài lấy nhanh do chươngtrình khuyến công địa phương hỗ trợ kinh phí sẽ ra đời vào dịp cuối năm 2013 làmột nét mới nhằm phục vụ khách du lịch.
Cơ sở may áo dài Viết Bảo QB có 2 cơ sở may đo nhưng chỉ có 5 thợ may và chưacó điều kiện để mở rộng quy mô, đào tạo nghề nên chỉ dừng lại ở việc nhận may áodài chờ lấy, chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách.
Cơ sở may áo dài Viết Bảo QB được Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mạitỉnh Thừa Thiên-Huế hỗ trợ 45 triệu đồng để đào tạo cho 30 học viên về thiết kếmay đo áo dài truyền thống và cách tân.
Từ khóa đào tạo này, sắp tới, cơ sở may áo dài Viết Bảo QB sẽ triển khai việcmay áo dài lấy nhanh (trong vòng 2 tiếng) phục vụ khách du lịch cũng như ngườidân Huế.
Đây cũng chính là mục tiêu mà chương trình khuyến công mang lại, góp phầnkhôi phục và phát triển nghề may áo dài truyền thống Huế phục vụ nhu cầu của dukhách.
Nghề làm nón lá cũng được hỗ trợ khôi phục và phát triển sản xuất tại các làngnghề như thôn Đốc Sơ, phường An Hòa thuộc thành phố Huế; thôn Mỹ Lam và thôn AnLưu xã Phú Mỹ, thôn Đông Đỗ và thôn Đồng Di xã Phú Hồ, thôn Tân Mỹ thị trấnThuận An, thôn Thanh Dương xã Phú Diên, thôn Truyền Nam xã Phú An, thôn Dương Nổxã Phú Dương thuộc huyện Phú Vang...
Ở Huế, còn có nhiều nghề khác mà sản phẩm gắn với du lịch như nón lá, chạm khắc,đúc đồng... trong đó phải kể đến kẹo mè xửng. Được hỗ trợ 2,5 tỷ đồng từ nguồnvốn khuyến công, để đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến, nâng cao năngsuất, chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng, mặt hàng đặc sản xứ Huế, Công ty tráchnhiệm hữu hạn Thiên Hương tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất.
Từ một nghề thủ công truyền thống, kẹo mè xửng Huế hiện được sản xuất trêndây chuyền công nghệ hiện đại, từ công đoạn nấu bằng hệ thống nồi hơi, đến hệthống băng tải làm nguội, cán, cắt, đóng gói..., nâng công suất sản xuất lênkhoảng 1.000 tấn sản phẩm/năm.
Việc đầu tư này góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm, kẹo mè xửng sản xuấtra thơm ngon hơn, được người tiêu dùng đánh giá cao, tăng khả năng cạnh tranh ởthị trưởng cả trong và ngoài nước.
Ông Võ Phi Hùng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hiệu quảtừ các chương trình khuyến công ở Thừa Thiên-Huế đã góp phần kích thích cácdoanh nghịêp, cơ sở phát huy năng lực, mạnh dạn bỏ thêm vốn đầu tư để mở rộng,phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, các cơ sởsản xuất thủ công truyền thống còn đóng góp kim ngạch xuất khẩu cho địa phươngkhoảng 15 triệu USD/năm./.
Nghề may áo dài truyền thống Huế có từ lâu, nhưng may áo dài lấy nhanh do chươngtrình khuyến công địa phương hỗ trợ kinh phí sẽ ra đời vào dịp cuối năm 2013 làmột nét mới nhằm phục vụ khách du lịch.
Cơ sở may áo dài Viết Bảo QB có 2 cơ sở may đo nhưng chỉ có 5 thợ may và chưacó điều kiện để mở rộng quy mô, đào tạo nghề nên chỉ dừng lại ở việc nhận may áodài chờ lấy, chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách.
Cơ sở may áo dài Viết Bảo QB được Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mạitỉnh Thừa Thiên-Huế hỗ trợ 45 triệu đồng để đào tạo cho 30 học viên về thiết kếmay đo áo dài truyền thống và cách tân.
Từ khóa đào tạo này, sắp tới, cơ sở may áo dài Viết Bảo QB sẽ triển khai việcmay áo dài lấy nhanh (trong vòng 2 tiếng) phục vụ khách du lịch cũng như ngườidân Huế.
Đây cũng chính là mục tiêu mà chương trình khuyến công mang lại, góp phầnkhôi phục và phát triển nghề may áo dài truyền thống Huế phục vụ nhu cầu của dukhách.
Nghề làm nón lá cũng được hỗ trợ khôi phục và phát triển sản xuất tại các làngnghề như thôn Đốc Sơ, phường An Hòa thuộc thành phố Huế; thôn Mỹ Lam và thôn AnLưu xã Phú Mỹ, thôn Đông Đỗ và thôn Đồng Di xã Phú Hồ, thôn Tân Mỹ thị trấnThuận An, thôn Thanh Dương xã Phú Diên, thôn Truyền Nam xã Phú An, thôn Dương Nổxã Phú Dương thuộc huyện Phú Vang...
Ở Huế, còn có nhiều nghề khác mà sản phẩm gắn với du lịch như nón lá, chạm khắc,đúc đồng... trong đó phải kể đến kẹo mè xửng. Được hỗ trợ 2,5 tỷ đồng từ nguồnvốn khuyến công, để đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến, nâng cao năngsuất, chất lượng sản phẩm kẹo mè xửng, mặt hàng đặc sản xứ Huế, Công ty tráchnhiệm hữu hạn Thiên Hương tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất.
Từ một nghề thủ công truyền thống, kẹo mè xửng Huế hiện được sản xuất trêndây chuyền công nghệ hiện đại, từ công đoạn nấu bằng hệ thống nồi hơi, đến hệthống băng tải làm nguội, cán, cắt, đóng gói..., nâng công suất sản xuất lênkhoảng 1.000 tấn sản phẩm/năm.
Việc đầu tư này góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm, kẹo mè xửng sản xuấtra thơm ngon hơn, được người tiêu dùng đánh giá cao, tăng khả năng cạnh tranh ởthị trưởng cả trong và ngoài nước.
Ông Võ Phi Hùng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hiệu quảtừ các chương trình khuyến công ở Thừa Thiên-Huế đã góp phần kích thích cácdoanh nghịêp, cơ sở phát huy năng lực, mạnh dạn bỏ thêm vốn đầu tư để mở rộng,phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, các cơ sởsản xuất thủ công truyền thống còn đóng góp kim ngạch xuất khẩu cho địa phươngkhoảng 15 triệu USD/năm./.
Quốc Việt (TTXVN)