Một cán bộ già miền cao nguyên kể lại giải phóngĐiện Biên đã 5 năm, Cao nguyên đá Đồng Văn mênh mông vẫn chưa có đường cho xeôtô, xe máy chạy, hơn 8 vạn đồng bào phía sau “cổng trời” vẫn trong đói nghèo vàlạc hậu.
Trung ương quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc. Đường được đặttên là “Hạnh phúc,” dài gần 200km; chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, quađỉnh Mã Phí Lèng. Con đường được khởi công ngày 10/9/1959, hoàn thành ngày10/3/1965.
Đường Hạnh phúc - Con đường của gian khổ, hy sinh, của cả hoa và máu; làhuyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnhCao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái và Nam Định, Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủcông quên mình với trên 2 triệu ngày công. Riêng ở dốc Mã Pí Lèng - nóc nhà củavùng cao nguyên đá, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường.
Ông Phạm Đình Dy - Nguyên Trưởng ty Giao thông Hà Giang thời kỳ mở đườngHạnh phúc nhớ lại: "Thanh niên đi phá đá mở đường suốt một ngày được cấp khoảng1 kg gạo; trong đó dành ra vài ba lạng để mua rau, thức ăn; còn lại khoảng 6-7lạng để nấu cơm. Tất cả chỉ có vậy, không có thêm một chế độ gì khác. Ngày đó,đất nước còn khó khăn, anh chị em thanh niên bảo nhau căng bạt ven núi để tá túcmà đánh nhau với rừng đá, mở đường."
Một bác già từng là “Kiện tướng đục lỗ troòng” cho biết: "Học xong sơ cấpgiao thông, tôi xung phong đi mở đường Hạnh phúc. Độ ấy, chúng tôi chỉ có cái xàbeng tám cạnh (troòng) trong tay. Người xoay, người đục, khoét núi đá ra mà dũi,mở đường từng ly, từng tí."
Ở lán, ăn cơm với cá mắm; nước sinh hoạt chia từng ca. Ai cũng hăng saylao động. Trong 8 giờ, có người đục các lỗ troòng khoan vào bụng đá có chiều sâutổng cộng được 4,7m, được phong “Kiện tướng đục lỗ troòng”.
Ông Thùy, chàng trai đất Hà Nam Ninh trong đội quân xung phong lên mởđường Hạnh phúc - đoạn qua Mã Pí Lèng, bây giờ đã tình nguyện ở lại với đất HàGiang , vẫn rất tự hào khi nói về nghệ thuật kè đá khan trên công trường ngàyấy, mà theo ông xứng đáng được ghi vào sách kỷ lục quốc gia hay quốc tế.
Ông nói toàn bộ là kè khan hết; nghĩa là đập đá ra, chọn đá rồi kè khít,cho vững thành đường rộng 4,5m cho ôtô đi mà không cần một chất kết dính nào(như kỹ thuật kè đá của người Mông bao đời nay làm tường rào).
Ở những nơi khe đá không cho phép phá rộng, phải kè đá ra phía taluy âm(mép vực) để con đường giật cấp ra mép vực mà vẫn an toàn. Anh em công nhân làmviệc kè đá ai cũng đối diện với cái chết bất ngờ; không nói ra, nhưng trong lòngai cũng nghĩ chỉ khi nào về đến Hà Giang mới chắc là mình đang sống.
Không một phương tiện lao động cơ giới, chỉ sức người và mìn phá đá, anhem trong “Đội cơ dũng” gồm những người ưu tú nhất, sẵn sàng hy sinh; ngày ngàyhọ như những con “mối dách” treo mình trên các vách đá cao hàng trăm mét trướcvực sông Nho Quế mà đục đá, khoan lỗ nhét mìn. Khoan đến đâu, phá đá đến đó;từng cm đường hình thành để vượt qua con dốc dài hơn 10km vào huyện Mèo Vạc.
Có người đã hy sinh không toàn thân xác bởi đá rơi, trượt chân; người chếtvì sốt ác tính, bởi bọn thổ phỉ… Nghĩa trang thanh niên xung phong làm đườngHạnh phúc ở huyện lỵ Yên Minh ngày nay là điểm đến mỗi năm một đôi lần giữa cácđồng đội (người sống và người đã mất) trong đoàn quân trên đại công trường mởđường Hạnh phúc trước đây.
Hơn 1.000 thanh niên xung phong cùng khoảng 1.200 dân công đến từ 8 tỉnh,thành; hơn 2 triệu ngày công cùng sự trợ giúp của 900.000 tấn thuốc nổ… để gần 8năm tạo nên một con đường nối từ Hà Giang đến Mèo Vạc - một con đường dân sinh,đi qua những nơi đông dân cư để người dân vùng cao nguyên được hạnh phúc.
Trở lại vùng cao nguyên trong những ngày tháng Tám lịch sử; người, xe đilại trên con đường mang tên Hạnh phúc ngược xuôi cũng nhiều. Khách tứ phương,khách trong và ngoài nước đến vùng cực Bắc để tận mắt được chiêm ngưỡng sự kỳ vĩcủa một vùng cao nguyên đá - Khu Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn; được đặt chân đến nơi cao nhất ở vùng cực Bắc đất nước hình chứ S…
Khách là những nhà đầu tư, doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đầu tư pháttriển kinh tế xã hội ở một vùng đất đá đầy khó khăn, nhưng cũng tiềm tàng khảnăng phát triển. Vùng cao nguyên đá đang đổi thay, bà con các dân tộc vùng caophía Bắc đang từng bước tiến trên con đường hạnh phúc.
Đi trong bừng sáng cao nguyên, giữa sắc đỏ của mầu cờ Tổ quốc, mỗi khi quacác thị trấn, thị tứ lại nhớ về một thời bà con các dân tộc vùng cao sống đóikhổ trong kiếp trâu ngựa cho bọn thổ ty, tổng giáp, mã phài dưới thời thực dân,phong kiến.
Người già Mông Vừ Mí Kẻ - nguyên là đại biểu Quốc hội kể lại: Lũng Hòa quêtôi trước đây nghèo lắm, hạt muối ăn, giọt dầu thắp rất hiếm hoi; thuốc phiệntrồng nhiều hơn ngô, khoai, mạch ba giác. Ai cũng sợ thổ ty, phản động hơn sợcon hổ thọt trên rừng.
Cả một vùng cao nguyên đá sống như cách biệt với thế giới bên ngoài bởiđường đi lại không có; bọn tay sai phản động, bọn thổ ty thi nhau lừa dân để bóclột, hùng bá tranh giành ảnh hưởng.
Cách mạng thành Tám thành công, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi; ngườimiền núi và người miền xuôi đã đuổi được thằng giặc Pháp về nước, bọn tay saiphải đầu hàng. Bà con các dân tộc được vui vẻ làm ăn sinh sống. Để miền núi bằngvới miền xuôi, Trung ương khi về Việt Bắc đã quyết định làm con đường Hạnh phúcđể cho 8 vạn người dân vùng cao phía sau Cổng trời không còn khổ vì không cóđường đi lại, sản xuất làm ăn…
Người nghèo ta, bà con vùng cao ta ơn Đảng đời đời. Đó là tiếng nói chungcủa đồng bào các dân tộc đang làm ăn sinh sống tại 4 huyện vùng cao nguyên đá(Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) khi được hỏi về cách mạng, về Đảng, vềBác Hồ.
Có độc lập, tự do, có đất, có rừng, có đường giao thông chạy về tới cácbản làng xa xôi trên núi cao hay giữa vùng sâu biên giới; bà con các dân tộc HàGiang nói chung và đồng bào các dân tộc vùng cao núi đá nói riêng có điều kiệnsản xuất, giao thương làm ăn buôn bán với các nơi trong tỉnh, trong nước và cảvới người dân bên kia biên giới. Kinh tế không còn trong cảnh tự cung tự cấp.Nền kinh tế biệt lập, tự nhiên đang dần bị phá bỏ.
Đến nay, còn sớm để nói cuộc sống của bà con các dân tộc vùng cao nguyênđá đã thoát nghèo. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khát nước và khát đất thườngtrực trong cuộc sống mỗi hộ gia đình và mỗi con người. Vì thế, trên cả vùng caonguyên rộng lớn chỉ có trùng trùng đá, dân cư thưa thớt không đáng là bao.
Ngày nay, nói đến tỉnh nghèo nhất nước, người ta nói đến Hà Giang; nói đếnhuyện nghèo nhất nước, Hà Giang cũng chiếm gần 1/2 trong tổng số 62 huyện nghèocần được Chính phủ giúp đỡ (chương trình 30a). Tuy nhiên, so với những năm thángtrước đây, sự đổi thay tích cực trong cuộc sống vật chất, tinh thần của ngườidân nơi đâylà điều ai cũng nhận thấy.
Huyện Yên Minh đang trên con đường phấn đấu xây dựng thành trung tâm của 4huyện vùng cao núi đá. Cán bộ, nhân dân trong huyện đang quyết tâm lao động sảnxuất để thoát khỏi danh sách 62 huyện nghèo của cả nước.
Từ Yên Minh về Quản Bạ, đến 5 xã biên giới, chúng ta cũng được chứng kiếnnhững đổi thay của một vùng quê biên ải. Bà con dân tộc ít người giờ đây cũng đãlàm quen với việc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao để tiếp cận với sảnxuất hàng hoá. Mỗi xã biên giới cũng có từ 3-5 công trình trường học để con emđược học cái chữ để thoát đói nghèo.
Đến Đồng Văn, Mèo Vạc, càng có thêm nhiều điều để chúng ta tin vào hạnhphúc ngày mai tươi sáng sẽ đến với bà con trong những bản làng của người Môngtrên những đỉnh núi mù sương, hay với những bản của người Tày, Nùng, Dao cạnhnhững chân ruộng lúa nước hay nương ngô…
Ở Đồng Văn, Mèo Vạc có tới 70% diện tích tự nhiên ở đây là núi đá. Đóinghèo vẫn đeo đẳng trên nửa dân số nơi này. Tuy nhiên, một viễn cảnh về pháttriển du lịch với hy vọng người dân địa phương vùng cao núi đá được hưởng lợi đểgóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội của địa phươngđang từng bước hiện hữu.
Mấy năm nay, khách du lịch đến với Hà Giang, đến với Khu Công viên địachất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn ngày một tăng. Núi Cô Tiên, Cổng trời (QuảnBạ); Cột cờ Lũng Cú, Khu nhà Vương, Phố cổ, Chợ phiên (Đồng Văn); Chợ tình KhauVai (Mèo Vạc) đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.
Trên dòng sông Nho Quế, địa phận xã Khau Vai (Mèo Vạc), nhà máy thủy điệnNho Quế 3 mới khánh thành, nhà máy thủy điện Nho Quế 2 cũng đã được khởi công.Bà con vùng cao nguyên đá có đường, có điện, thêm phương tiện đến với sự vănminh và no đủ.
Rời Cao nguyên Đồng Văn, đi giữa điệp trùng và sự hùng vĩ của thiên nhiên,giữa trùng trùng đá; cảm nhận về sự phi thường của con người lắng mãi trongchúng tôi. Tôi nghĩ về câu chuyện của chàng trai xứ Lạng tình nguyện lên mởđường Hạnh phúc. Anh hy sinh ngày 8/8/1961 do sốt rét ác tính.
Trước khi mất, người thanh niên vẫn tỉnh táo chia tay từng anh em trong tổvà dặn dò “ Tôi sẽ nằm mãi mãi bên vệ đường Đồng Văn. Mai này đường Hạnh phúc mởxong, anh chị em lại về quê hương xứ Lạng. Có còn ai nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớmọi người lắm đấy.”
Đất rừng Hà Giang, bà con các dân tộc Hà Giang, những người đồng đội luônnhớ đến anh và những người đã ngã xuống cho con đường huyền thoại - Con đườngHạnh phúc.
Tôi lại ước mong về sự hiện hữu của một cụm tượng đài trên vùng caonguyên đá về những chàng trai cô gái các dân tộc đã dũng cảm, thông minh làm nêncon đường huyền thoại./.
Trung ương quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc. Đường được đặttên là “Hạnh phúc,” dài gần 200km; chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, quađỉnh Mã Phí Lèng. Con đường được khởi công ngày 10/9/1959, hoàn thành ngày10/3/1965.
Đường Hạnh phúc - Con đường của gian khổ, hy sinh, của cả hoa và máu; làhuyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnhCao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái và Nam Định, Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủcông quên mình với trên 2 triệu ngày công. Riêng ở dốc Mã Pí Lèng - nóc nhà củavùng cao nguyên đá, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường.
Ông Phạm Đình Dy - Nguyên Trưởng ty Giao thông Hà Giang thời kỳ mở đườngHạnh phúc nhớ lại: "Thanh niên đi phá đá mở đường suốt một ngày được cấp khoảng1 kg gạo; trong đó dành ra vài ba lạng để mua rau, thức ăn; còn lại khoảng 6-7lạng để nấu cơm. Tất cả chỉ có vậy, không có thêm một chế độ gì khác. Ngày đó,đất nước còn khó khăn, anh chị em thanh niên bảo nhau căng bạt ven núi để tá túcmà đánh nhau với rừng đá, mở đường."
Một bác già từng là “Kiện tướng đục lỗ troòng” cho biết: "Học xong sơ cấpgiao thông, tôi xung phong đi mở đường Hạnh phúc. Độ ấy, chúng tôi chỉ có cái xàbeng tám cạnh (troòng) trong tay. Người xoay, người đục, khoét núi đá ra mà dũi,mở đường từng ly, từng tí."
Ở lán, ăn cơm với cá mắm; nước sinh hoạt chia từng ca. Ai cũng hăng saylao động. Trong 8 giờ, có người đục các lỗ troòng khoan vào bụng đá có chiều sâutổng cộng được 4,7m, được phong “Kiện tướng đục lỗ troòng”.
Ông Thùy, chàng trai đất Hà Nam Ninh trong đội quân xung phong lên mởđường Hạnh phúc - đoạn qua Mã Pí Lèng, bây giờ đã tình nguyện ở lại với đất HàGiang , vẫn rất tự hào khi nói về nghệ thuật kè đá khan trên công trường ngàyấy, mà theo ông xứng đáng được ghi vào sách kỷ lục quốc gia hay quốc tế.
Ông nói toàn bộ là kè khan hết; nghĩa là đập đá ra, chọn đá rồi kè khít,cho vững thành đường rộng 4,5m cho ôtô đi mà không cần một chất kết dính nào(như kỹ thuật kè đá của người Mông bao đời nay làm tường rào).
Ở những nơi khe đá không cho phép phá rộng, phải kè đá ra phía taluy âm(mép vực) để con đường giật cấp ra mép vực mà vẫn an toàn. Anh em công nhân làmviệc kè đá ai cũng đối diện với cái chết bất ngờ; không nói ra, nhưng trong lòngai cũng nghĩ chỉ khi nào về đến Hà Giang mới chắc là mình đang sống.
Không một phương tiện lao động cơ giới, chỉ sức người và mìn phá đá, anhem trong “Đội cơ dũng” gồm những người ưu tú nhất, sẵn sàng hy sinh; ngày ngàyhọ như những con “mối dách” treo mình trên các vách đá cao hàng trăm mét trướcvực sông Nho Quế mà đục đá, khoan lỗ nhét mìn. Khoan đến đâu, phá đá đến đó;từng cm đường hình thành để vượt qua con dốc dài hơn 10km vào huyện Mèo Vạc.
Có người đã hy sinh không toàn thân xác bởi đá rơi, trượt chân; người chếtvì sốt ác tính, bởi bọn thổ phỉ… Nghĩa trang thanh niên xung phong làm đườngHạnh phúc ở huyện lỵ Yên Minh ngày nay là điểm đến mỗi năm một đôi lần giữa cácđồng đội (người sống và người đã mất) trong đoàn quân trên đại công trường mởđường Hạnh phúc trước đây.
Hơn 1.000 thanh niên xung phong cùng khoảng 1.200 dân công đến từ 8 tỉnh,thành; hơn 2 triệu ngày công cùng sự trợ giúp của 900.000 tấn thuốc nổ… để gần 8năm tạo nên một con đường nối từ Hà Giang đến Mèo Vạc - một con đường dân sinh,đi qua những nơi đông dân cư để người dân vùng cao nguyên được hạnh phúc.
Trở lại vùng cao nguyên trong những ngày tháng Tám lịch sử; người, xe đilại trên con đường mang tên Hạnh phúc ngược xuôi cũng nhiều. Khách tứ phương,khách trong và ngoài nước đến vùng cực Bắc để tận mắt được chiêm ngưỡng sự kỳ vĩcủa một vùng cao nguyên đá - Khu Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn; được đặt chân đến nơi cao nhất ở vùng cực Bắc đất nước hình chứ S…
Khách là những nhà đầu tư, doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đầu tư pháttriển kinh tế xã hội ở một vùng đất đá đầy khó khăn, nhưng cũng tiềm tàng khảnăng phát triển. Vùng cao nguyên đá đang đổi thay, bà con các dân tộc vùng caophía Bắc đang từng bước tiến trên con đường hạnh phúc.
Đi trong bừng sáng cao nguyên, giữa sắc đỏ của mầu cờ Tổ quốc, mỗi khi quacác thị trấn, thị tứ lại nhớ về một thời bà con các dân tộc vùng cao sống đóikhổ trong kiếp trâu ngựa cho bọn thổ ty, tổng giáp, mã phài dưới thời thực dân,phong kiến.
Người già Mông Vừ Mí Kẻ - nguyên là đại biểu Quốc hội kể lại: Lũng Hòa quêtôi trước đây nghèo lắm, hạt muối ăn, giọt dầu thắp rất hiếm hoi; thuốc phiệntrồng nhiều hơn ngô, khoai, mạch ba giác. Ai cũng sợ thổ ty, phản động hơn sợcon hổ thọt trên rừng.
Cả một vùng cao nguyên đá sống như cách biệt với thế giới bên ngoài bởiđường đi lại không có; bọn tay sai phản động, bọn thổ ty thi nhau lừa dân để bóclột, hùng bá tranh giành ảnh hưởng.
Cách mạng thành Tám thành công, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi; ngườimiền núi và người miền xuôi đã đuổi được thằng giặc Pháp về nước, bọn tay saiphải đầu hàng. Bà con các dân tộc được vui vẻ làm ăn sinh sống. Để miền núi bằngvới miền xuôi, Trung ương khi về Việt Bắc đã quyết định làm con đường Hạnh phúcđể cho 8 vạn người dân vùng cao phía sau Cổng trời không còn khổ vì không cóđường đi lại, sản xuất làm ăn…
Người nghèo ta, bà con vùng cao ta ơn Đảng đời đời. Đó là tiếng nói chungcủa đồng bào các dân tộc đang làm ăn sinh sống tại 4 huyện vùng cao nguyên đá(Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) khi được hỏi về cách mạng, về Đảng, vềBác Hồ.
Có độc lập, tự do, có đất, có rừng, có đường giao thông chạy về tới cácbản làng xa xôi trên núi cao hay giữa vùng sâu biên giới; bà con các dân tộc HàGiang nói chung và đồng bào các dân tộc vùng cao núi đá nói riêng có điều kiệnsản xuất, giao thương làm ăn buôn bán với các nơi trong tỉnh, trong nước và cảvới người dân bên kia biên giới. Kinh tế không còn trong cảnh tự cung tự cấp.Nền kinh tế biệt lập, tự nhiên đang dần bị phá bỏ.
Đến nay, còn sớm để nói cuộc sống của bà con các dân tộc vùng cao nguyênđá đã thoát nghèo. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khát nước và khát đất thườngtrực trong cuộc sống mỗi hộ gia đình và mỗi con người. Vì thế, trên cả vùng caonguyên rộng lớn chỉ có trùng trùng đá, dân cư thưa thớt không đáng là bao.
Ngày nay, nói đến tỉnh nghèo nhất nước, người ta nói đến Hà Giang; nói đếnhuyện nghèo nhất nước, Hà Giang cũng chiếm gần 1/2 trong tổng số 62 huyện nghèocần được Chính phủ giúp đỡ (chương trình 30a). Tuy nhiên, so với những năm thángtrước đây, sự đổi thay tích cực trong cuộc sống vật chất, tinh thần của ngườidân nơi đâylà điều ai cũng nhận thấy.
Huyện Yên Minh đang trên con đường phấn đấu xây dựng thành trung tâm của 4huyện vùng cao núi đá. Cán bộ, nhân dân trong huyện đang quyết tâm lao động sảnxuất để thoát khỏi danh sách 62 huyện nghèo của cả nước.
Từ Yên Minh về Quản Bạ, đến 5 xã biên giới, chúng ta cũng được chứng kiếnnhững đổi thay của một vùng quê biên ải. Bà con dân tộc ít người giờ đây cũng đãlàm quen với việc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao để tiếp cận với sảnxuất hàng hoá. Mỗi xã biên giới cũng có từ 3-5 công trình trường học để con emđược học cái chữ để thoát đói nghèo.
Đến Đồng Văn, Mèo Vạc, càng có thêm nhiều điều để chúng ta tin vào hạnhphúc ngày mai tươi sáng sẽ đến với bà con trong những bản làng của người Môngtrên những đỉnh núi mù sương, hay với những bản của người Tày, Nùng, Dao cạnhnhững chân ruộng lúa nước hay nương ngô…
Ở Đồng Văn, Mèo Vạc có tới 70% diện tích tự nhiên ở đây là núi đá. Đóinghèo vẫn đeo đẳng trên nửa dân số nơi này. Tuy nhiên, một viễn cảnh về pháttriển du lịch với hy vọng người dân địa phương vùng cao núi đá được hưởng lợi đểgóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội của địa phươngđang từng bước hiện hữu.
Mấy năm nay, khách du lịch đến với Hà Giang, đến với Khu Công viên địachất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn ngày một tăng. Núi Cô Tiên, Cổng trời (QuảnBạ); Cột cờ Lũng Cú, Khu nhà Vương, Phố cổ, Chợ phiên (Đồng Văn); Chợ tình KhauVai (Mèo Vạc) đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.
Trên dòng sông Nho Quế, địa phận xã Khau Vai (Mèo Vạc), nhà máy thủy điệnNho Quế 3 mới khánh thành, nhà máy thủy điện Nho Quế 2 cũng đã được khởi công.Bà con vùng cao nguyên đá có đường, có điện, thêm phương tiện đến với sự vănminh và no đủ.
Rời Cao nguyên Đồng Văn, đi giữa điệp trùng và sự hùng vĩ của thiên nhiên,giữa trùng trùng đá; cảm nhận về sự phi thường của con người lắng mãi trongchúng tôi. Tôi nghĩ về câu chuyện của chàng trai xứ Lạng tình nguyện lên mởđường Hạnh phúc. Anh hy sinh ngày 8/8/1961 do sốt rét ác tính.
Trước khi mất, người thanh niên vẫn tỉnh táo chia tay từng anh em trong tổvà dặn dò “ Tôi sẽ nằm mãi mãi bên vệ đường Đồng Văn. Mai này đường Hạnh phúc mởxong, anh chị em lại về quê hương xứ Lạng. Có còn ai nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớmọi người lắm đấy.”
Đất rừng Hà Giang, bà con các dân tộc Hà Giang, những người đồng đội luônnhớ đến anh và những người đã ngã xuống cho con đường huyền thoại - Con đườngHạnh phúc.
Tôi lại ước mong về sự hiện hữu của một cụm tượng đài trên vùng caonguyên đá về những chàng trai cô gái các dân tộc đã dũng cảm, thông minh làm nêncon đường huyền thoại./.
Công Hải (TTXVN)