Hy Lạp khẳng định chưa nhận được yêu cầu cập cảng của tàu chở dầu Iran

Bộ trưởng Hàng hải Hy Lạp Icho biết Athens không nhận được yêu cầu cập cảng của tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1, trong khitrang web Marine Traffic cho rằng "điểm đến" của con tàu này là Hy Lạp.
Hy Lạp khẳng định chưa nhận được yêu cầu cập cảng của tàu chở dầu Iran ảnh 1Tàu chở dầu Adrian Darya 1 của Iran. (Nguồn: hurriyetdailynews)

Ngày 20/8, Bộ trưởng Hàng hải Hy Lạp Ioannis Plakiotakis cho biết Athens không nhận được yêu cầu cập cảng của tàu chở dầu Iran Adrian Darya 1 (trước đó có tên là Grace 1), sau khi trang web Marine Traffic chuyên theo dõi hoạt động hàng hải cho rằng "điểm đến" của con tàu này là cảng Kalamata của Hy Lạp.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Plakiotakis khẳng định: "Không có yêu cầu chính thức nào liên quan đến việc cập cảng Hy Lạp của tàu chở dầu Iran nói trên."

Quan chức này nói thêm rằng: "Chúng tôi đang theo dõi hành trình của tàu này và đang phối hợp với Ngoại trưởng Hy Lạp."

[Tiết lộ điểm đến tiếp theo của tàu chở dầu gây tranh cãi của Iran]

Trước đó, trang web Marine Traffic xác định tàu Adrian Darya 1 chở 2,1 triệu thùng dầu đang ở vị trí cách cảng Oran của Algeria 100km về phía Tây Bắc.

Tàu Grace 1 đã bị Hải quân Hoàng gia Anh và chính quyền Gibraltar (vùng lãnh thổ thuộc Anh) bắt giữ từ ngày 4/7 với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) chở dầu tới Syria. Tuy nhiên, Iran bác bỏ cáo buộc trên.

Ngày 15/8, chính quyền và Tòa án Tối cao Gibraltar đã quyết định dỡ bỏ lệnh bắt giữ và thả tàu Grace 1 sau khi Iran cung cấp một số tài liệu cần thiết.

Tuy nhiên, một ngày sau, Bộ Tư pháp Mỹ công bố lệnh bắt giữ tàu này và có ý định tịch thu toàn bộ số dầu trên tàu trị giá 995.000 USD, do vi phạm Đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA). Động thái mới của Mỹ tiếp tục khiến căng thẳng tại vùng Vịnh leo thang./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.