Indonesia: Động đất mạnh 6,4 độ Richte làm rung chuyển Tonga, Fiji

Ngày 26/9, một trận động đất mạnh 6,4 độ Richter xảy ra vào 16 giờ 20 phút theo giờ địa phương đã làm rung chuyển miền Nam Tonga và Fiji, song không có cảnh báo sóng thần trên diện rộng.
Indonesia: Động đất mạnh 6,4 độ Richte làm rung chuyển Tonga, Fiji ảnh 1(Nguồn: earthquake-report.com)

Ngày 26/9, một trận động đất mạnh 6,4 độ Richter đã làm rung chuyển miền Nam Tonga và Fiji của Indonesia, song không có cảnh báo sóng thần trên diện rộng.

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra vào 16 giờ 20 phút theo giờ địa phương (tức 18 giờ 20 phút theo giờ Việt Nam) với tâm chấn ở độ sâu 98km, tại khu vực cách thủ đô Nuku'alofa (Tonga) khoảng 333km về phía Nam-Tây Nam và thủ đô Suva (Fiji) 781km về phía Đông Nam.

Hiện chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại nào.

Trước đó chỉ vài giờ, một trận động đất khác mạnh 5,1 độ Richer cũng đã xảy ra tại khu vực phía Đông thủ đô Suva.

Trong khi đó, giới chức Vanuatu cùng ngày cho biết hơn 6.000 người đã được sơ tán đến những địa điểm trú ẩn khẩn cấp trên đảo Ambae ở Nam Thái Bình Dương do núi lửa Monaro đe dọa phun trào.

Văn phòng Quản trị thiên tai quốc gia Vanuatu thông báo ngọn núi lửa trên đã "thức giấc" vào đầu tháng này và tiếp tục tăng cường hoạt động vào cuối tuần qua với việc phun ra khí và khói bụi.

Lần cuối cùng núi lửa ở Ambae phun trào là vào năm 2005.

Các nhà chức trách đã thiết lập 15 địa điểm trú ẩn khẩn cấp, nhưng đợt sơ tán với quy mô lớn nhất này đang làm cạn kiệt các nguồn cung thực phẩm và nước uống.

Tonga, Fiji và Vanuatu đều là những quốc gia nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên xảy ra các trận động đất và phun trào.

Trong đó, Vanuatu, một quốc đảo nghèo gồm hơn 80 hòn đảo, với dân số khoảng 260.000 người sống dựa hoàn toàn vào nuôi trồng.

Đảo núi lửa đang hoạt động Tana là một địa điểm thu hút khách du lịch chính của nước này.

Cùng ngày, hàng loạt phương tiện chất đầy lương thực, thực phẩm, mặt nạ và các vật dụng ngủ thiết yếu đã được chuyển đến để giúp đỡ cho hơn 75.000 người dân sơ tán do lo ngại ngọn núi lửa Agung trên "hòn đảo thiên đường" Bali có thể lần đầu tiên phun trào trở lại sau 50 năm.

Trong khi đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đã đến thăm các trung tâm cứu trợ.

Núi lửa Agung, cách khu nghỉ dưỡng Kuta 75km, đã "trở mình" từ tháng Tám vừa qua và đe dọa phun trào lần đầu tiên kể từ năm 1963, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của Indonesia.

[Indonesia đã sơ tán hơn 57.000 người gần khu vực núi lửa Agung]

Các rung chấn ngày một gia tăng cho thấy dung nham vẫn đang dâng cao.

Theo người phát ngôn Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Sutopo Purwo Nugroho, số người dân phải sơ tán đã tăng lên do lo ngại núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào.

Cho đến 12 giờ trưa 26/9, con số này đã tăng lên 75.673 người, trải khắp 377 trung tâm sơ tán tại 9 quận.

Trong khi đó, phát biểu trước những người sơ tán tại quận Klungkung, Tổng thống Widodo khẳng định chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để giảm thiểu những thiệt hại kinh tế trong quá trình so tán.

Ông cũng yêu cầu mọi người dân sống gần khu vực nguy hiểm gần núi lửa Agung tuân thủ các hướng dẫn của giới chức, chính quyền và thị trưởng để có thể giảm thiểu tối đa những hậu quả của núi lửa.

Hiện người dân Bali, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và chính quyền trung ương đã bắt đầu triển khai công tác cứu trợ. Nhiều phương tiện chất đầy thực phẩm và nước uống, cùng chăn màn đã được chuyển đến các trung tâm sơ tán.

Khoảng gần 650.000 chiếc mặt nạ, 12.500 chiếc nệm, 8.400 chiếc chăn và 50 chiếc lều cũng đã được cung cấp kịp thời cho người dân.

Chính quyền trung ương cũng dành gần 150 triệu USD tiền cứu trợ trong trường hợp thảm họa xảy ra./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục