Iran trưng bày 300 phiến đất sét cổ khắc chữ được Mỹ trao trả

Những cổ vật này nằm trong số 1.783 phiến đất sét hoặc các mảnh đất sét khắc chữ cổ được Viện nghiên cứu Đông phương thuộc Đại học Chicago trả lại cho Iran.
Iran trưng bày 300 phiến đất sét cổ khắc chữ được Mỹ trao trả ảnh 1Một trong 300 phiến đất sét cổ khắc chữ tại buổi trưng bày. (Nguồn: AFP)

Ngày 2/10, bảo tàng quốc gia Iran đã mở một cuộc triển lãm trưng bày khoảng 300 phiến đất sét cổ khắc chữ thời Achaemenid được Mỹ trao trả.

Những phiến đất sét cổ này được tìm thấy tại địa điểm tàn tích của Persepolis, thủ đô của đế chế Achaemenid Ba Tư cổ (từ thế thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên) ở miền Nam Iran.

Những cổ vật này nằm trong số 1.783 phiến đất sét hoặc các mảnh đất sét khắc chữ cổ được Viện nghiên cứu Đông phương thuộc Đại học Chicago trả lại cho Iran.

Vào những năm 1930, trường đại học này đã mượn khoảng 30.000 phiến đất sét hoặc các mảnh đất sét được tìm thấy tại Persepolis với mục đích nghiên cứu.

Phần lớn số cổ vật trên đã được trả lại cho Iran trong 3 đợt từ năm 1948-2004, trước khi bị chặn trong một vụ kiện của những người Mỹ sống sót sau một vụ tấn công tại Israel năm 1997.

Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas của Palestine bị cáo buộc tiến hành vụ tấn công này.

Iran trưng bày 300 phiến đất sét cổ khắc chữ được Mỹ trao trả ảnh 2(Nguồn: AFP)

Những người khởi kiện cho rằng chính quyền Tehran ủng hộ Hamas, theo đó họ yêu cầu tịch thu các phiến đất sét cổ để bán lấy 71,5 triệu USD, số tiền mà Iran bị buộc phải trả trong vụ kiện. Vụ kiện kết thúc vào tháng 2/2018, khi Tòa án tối cao Mỹ quyết định cấm tịch thu số cổ vật trên.

Việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran kể từ tháng 8/2018 khiến việc trả lại cổ vật trở nên phức tạp, theo đó phía Tehran phải trao đổi trước với Washington và đặc biệt là cần có sự chấp thuận của Bộ Tài chính Mỹ.

Tuy nhiên, người đứng đầu Viện nghiên cứu Oriental của Đại học Chicago Christopher Woods cho rằng việc tiếp tục trả lại cổ vật cho Iran sẽ không gặp phải khó khăn nào.

Trước đó, viện nghiên cứu này đã tốn hàng triệu USD chi phí pháp lý trong vụ kiện và cố gắng bảo quản các cổ vật an toàn để trả lại cho Iran.

Giáo sư danh dự Matthew Stolper tại Viện nghiên cứu Đông Phương nhấn mạnh các lợi ích khỏa học của các phiến đất sét cổ, cho rằng các cổ vật này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hình thái tổ chức xã hội Achaemenid./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.