Italy đẩy mạnh tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân vụ chìm thuyền

Tính đến ngày 27/2, số người thiệt mạng trong vụ chìm thuyền chở người di cư ngoài khơi vùng Calabria đã tăng lên 62 người, trong khi còn khoảng 20 người vẫn đang mất tích.
Italy đẩy mạnh tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân vụ chìm thuyền ảnh 1Chuyển thi thể nạn nhân thiệt mạng trong vụ chìm thuyền chở người di cư tại miền Nam Italy ngày 26/2/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 27/2, lực lượng bảo vệ bờ biển Italy tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân vụ chìm thuyền chở người di cư ngoài khơi vùng Calabria, trong khi nhà chức trách đẩy nhanh việc nhận dạng thi thể nạn nhân.

Chiếc thuyền trên chở người di cư từ Afghanistan, Iran và một số nước khác, khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị chìm sáng 26/2 ở vùng bờ biển phía Đông Calabria của Italy.

Tính đến ngày 27/2, số người thiệt mạng trong vụ chìm thuyền đã tăng lên 62 người, trong khi còn khoảng 20 người vẫn đang mất tích.

Những người được giải cứu cho biết vào thời điểm gặp nạn, chiếc thuyền chở khoảng 150-200 người di cư.

Hiện cảnh sát pháp y đang nỗ lực nhận dạng các thi thể nạn nhân, cung cấp địa chỉ email để người thân của họ có thể gửi chi tiết nhận dạng.

Trong khi đó, tổ chức từ thiện Save the Children cũng đang hỗ trợ những người đã được giải cứu.

[Số người thiệt mạng trong vụ chìm thuyền tại Italy tiếp tục tăng]

Truyền thông Italy đưa tin cảnh sát đã bắt giữ 3 đối tượng tình nghi buôn người.

Sau khi xảy ra vụ chìm thuyền, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni ngày 26/2 cam kết hành động để ngăn chặn những thảm họa tương tự xảy ra.

Italy là một trong những điểm đến hàng đầu của những người di cư tìm cách vượt Địa Trung Hải sang châu Âu và là tuyến di cư nguy hiểm nhất thế giới.

Dữ liệu của Liên hợp quốc về người di cư mất tích ghi nhận hơn 20.300 người đã thiệt mạng hoặc mất tích ở Địa Trung Hải kể từ năm 2014. Riêng từ đầu năm đến nay, ước tính hơn 220 người đã thiệt mạng hoặc mất tích.

Theo Bộ Nội vụ Italy, gần 14.000 người di cư đã đến nước này bằng đường biển từ đầu năm đến nay, tăng so với 5.200 người cùng kỳ năm ngoái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.