Italy dùng tiền hỗ trợ của EU để xây đường hầm nối Sicily với đất liền

Ngày 11/8, giới chức Italy đã công bố một số chi tiết đầu tiên của dự án xây dựng tuyến đường hầm nối khu vực đảo Sicily ở miền Nam Italy với đất liền, trị giá 5 tỷ euro (5,9 tỷ USD).
Italy dùng tiền hỗ trợ của EU để xây đường hầm nối Sicily với đất liền ảnh 1(Nguồn: globalpsa.com)

Ngày 11/8, giới chức Italy đã công bố một số chi tiết đầu tiên của  dự án xây dựng tuyến đường hầm nối khu vực đảo Sicily ở miền Nam Italy với đất liền, trị giá 5 tỷ euro (5,9 tỷ USD). 

Theo Bộ Hạ tầng cơ sở và Giao thông Italy, dự án này sẽ mất ít nhất 5 năm thực hiện và dựa trên kế hoạch xây dựng của kỹ sư Giovanni Sacca đề xuất năm 2017.

Chi phí của dự án sẽ được lấy từ một phần hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Italy trong khuôn khổ Quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ euro trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 được công bố hồi tháng trước.

Phần tiếp nhận hỗ trợ của Italy trong quỹ này lớn hơn so với bất kỳ nước nào khác trong EU. 

[Italy triệt phá một băng nhóm Mafia lừa đảo EU để lấy tiền tài trợ]

Sau khi hoàn tất, đường hầm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại bằng ô tô giữa Calabria và Sicily, đồng thời cũng giúp mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc của nước này xuống phía Nam, tới thành phố Palermo lớn thứ 5 và đến nay là thành phố lớn nhất ở Italy chưa có dịch vụ đường sắt cao tốc. 

Cho đến nay, mạng lưới đường sắt cao tốc ở Italy có điểm dừng cuối cùng là ở thành phố duyên hải Salerno nằm cách thành phố Naples khoảng 50km về hướng Đông Nam. Các phương tiện đi lại muốn tới được đảo Sicily phải tới Salerno để đi phà sang đảo.  

Theo Bộ trưởng Hạ tầng cơ sở và Giao thông Italy Paolo De Micheli, nước này đang tiến hành đề xuất dự thảo kế hoạch để trình lên Ủy ban châu Âu (EC) thông qua. EC, cơ quan hành pháp của EU, có trách nhiệm thông qua bất kỳ kế hoạch nào sử dụng tiền từ Quỹ hồi phục EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.