Italy: Hai vụ đắm tàu liên tiếp khiến 30 người di cư mất tích

Cả hai con tàu chở người di cư đều là những tàu vỏ sắt cũ kỹ, đã bị chìm trong thời tiết dông bão đêm 5/8, hai tàu này được cho là đã khởi hành từ thành phố Sfax ở Tunisia.
Italy: Hai vụ đắm tàu liên tiếp khiến 30 người di cư mất tích ảnh 1Đảo Lampedusa của Italy, điểm đến của những người di cư trong những năm gần đây. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ngày 6/8 cho biết hai vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa của Italy vào đêm trước đó đã khiến ít nhất 30 người mất tích.

Những nhân chứng sống sót cho biết khoảng 28 người mất tích trong vụ đắm tàu thứ nhất và 3 người mất tích trong vụ đắm tàu thứ hai.

Cả hai con tàu trên đều bị chìm trong thời tiết dông bão đêm 5/8 và đều là những tàu vỏ sắt cũ kỹ. Hai tàu này được cho là đã khởi hành từ thành phố Sfax ở Tunisia.

[Lật tàu ngoài khơi Hy Lạp: Đã có ít nhất 78 người thiệt mạng]

Cảnh sát thành phố Agrigento của Italy đã mở cuộc điều tra về hai vụ đắm tàu trên. Cảnh sát trưởng thành phố này, Emanuele Ricifari, cho biết những kẻ buôn người đã biết có dự báo biển động nhưng vẫn để hoặc ép người di cư di chuyển trong điều kiện nguy hiểm như vậy nên đây là hành vi phạm tội một cách vô đạo đức.

Hành trình di cư từ Bắc Phi đến châu Âu qua biển Địa Trung Hải là tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới.

Theo quan chức phụ trách báo chí của IOM Flavio Di Giacomo, hơn 1.800 người đã chết khi cố gắng vượt qua tuyến đường biển này trong năm nay, nhiều gấp đôi so với năm ngoái.

Ông cho biết: “Con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Rất nhiều thi thể được tìm thấy trên biển, cho thấy nhiều vụ đắm tàu đã xảy ra mà chúng ta không biết đến.”

Cũng theo ông Di Giacomo, nguyên nhân có nhiều vụ chìm tàu xảy ra là do những kẻ buôn người sử dụng loại tàu vỏ sắt rẻ tiền hoặc thuyền của những người di cư bị bọn buôn người đánh cắp động cơ ngay trên biển./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.