Italy loại trừ khả năng sẽ can thiệp quân sự vào Syria

Bộ trưởng Quốc phòng Italy ngày 17/11 tuyên bố Italy sẽ không can thiệp quân sự vào Syria sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này tại Iraq, theo đề nghị của liên quân.
Italy loại trừ khả năng sẽ can thiệp quân sự vào Syria ảnh 1Binh lính Italy. (Nguồn: AFP)

Theo phóng viên TTXVN tại Roma, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Roberta Pinotti ngày 17/11 tuyên bố Italy sẽ không can thiệp quân sự vào Syria.

Phát biểu tại cuộc họp về quốc phòng của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ở Brussels (Bỉ), bà Pinotti nhấn mạnh rằng Italy đã đảm bảo với Pháp về việc "hợp tác tối đa" trong cuộc chiến chống khủng bố, sau khi tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng nhận tiến hành các vụ tấn công khủng bố đẫm máu vào đêm 13/11 tại Paris, nhưng Italy loại trừ khả năng sẽ tiến hành can thiệp quân sự vào Syria.

Tuy nhiên, bà nói rằng Italy có thể sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này tại Iraq, chủ yếu nhằm nhiệm vụ huấn luyện, theo đề nghị của liên quân.

Ban đầu, Chính phủ Italy dự tính huy động 500 quân Italy đang miền Bắc Iraq để huẩn luyện cho lực lượng người Kurd chống lại IS, trong khi vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho lực lượng này.

Tuy nhiên, theo đề nghị của liên quân, Italy có khả năng tăng số quân này lên thành 750 người, nhưng sẽ không trực tiếp chiến đấu.

Trước đó, dưới sức ép của liên quân, Chính phủ Italy đã đưa ra khả năng sẽ điều máy bay chiến đấu tới ném bom nhằm vào lực lượng IS ở miền Bắc Iraq. Tuy nhiên, cuộc tấn công khủng bố của IS vào Paris có thể làm thay đổi các kế hoạch của Chính phủ Italy.

Các cuộc tấn công khủng bố tại Paris đã khiến người dân ở Italy ngày càng trở nên lo ngại. Một cuộc thăm dò dư luận phát trên kênh truyền hình nhà nước RAI của Viện nghiên cứu dư luận IXE thực hiện, cho thấy 46% người Italy sợ rằng các cuộc khủng bố của IS vào Italy và Tòa thánh Vatican có khả năng sẽ xảy ra trong thời gian tới, tăng 8% so với trước khi xảy ra cuộc thảm sát ở Paris và tăng 13% so với tuần trước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.