Italy muốn kế hoạch phục hồi hậu COVID-19 của EU “tham vọng hơn”

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 là một cú sốc ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia và khu vực và không quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến ở Rome ngày 23/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến ở Rome ngày 23/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 20/5 cảnh báo rằng kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) cần phải tham vọng hơn, nếu không khối này có nguy đối mặt với chủ nghĩa dân tộc gia tăng và những chia rẽ ngày càng lớn trong dài hạn giữa các thành viên.

Trong khi ông hoan nghênh sự hợp tác bất ngờ giữa Pháp và Đức để xây dựng kế hoạch giải cứu trị giá 500 tỷ euro (550 tỷ USD) và gọi đây là "một bước đi táo bạo và quan trọng," nhà lãnh đạo Italy nói EU vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để có thể kéo nền kinh tế khối này khỏi tình trạng suy giảm do tác động của đại dịch COVID-19.

[''Bộ tứ căn cơ'' của EU sẽ đề xuất một kế hoạch cứu trợ kinh tế mới]

Trong bài viết đăng trên trang web tin tức politico.eu, ông Conte nói cuộc khủng hoảng COVID-19 là một cú sốc ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia và khu vực.

Thủ tướng Italy khẳng định không quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết một cách hiệu quả cuộc khủng hoảng này.

Italy muốn kế hoạch phục hồi hậu COVID-19 của EU “tham vọng hơn” ảnh 1Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng tại Rome, Italy ngày 12/5/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ông Conte nói thêm châu Âu không thể để lặp lại những sai lầm trong quá khứ bằng cách làm quá ít hoặc phản ứng quá chậm. Đồng thời, Thủ tướng Italy cảnh báo việc khối này không hành động nhanh chóng sẽ dẫn đến sự khác biệt ngày một gia tăng giữa các quốc gia thành viên EU.

Theo Thủ tướng Conte, việc một số nước EU tiếp tục gây áp lực để có một ngân sách châu Âu như giai đoạn bình thường và chỉ chấp nhận một quỹ phục hồi khiêm tốn với phần tài trợ không hoàn lại khá nhỏ cho thấy những nước này không hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Những nhận định của Thủ tướng Italy được đưa ra vào cùng ngày Hà Lan, Áo, Đan Mạch và Thụy Điển - được mệnh danh là "Bộ tứ căn cơ" của EU -  thông báo sẽ đề xuất một giải pháp thay thế cứng rắn hơn cho quỹ hỗ trợ khổng lồ mà Pháp và Đức đưa ra mới đây.

Gói cứu trợ của bộ tứ này sẽ đòi hỏi có sự đảm bảo rằng các nước nhận viện trợ sẽ phải tiến hành cải cách, và rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng phải ở dạng cho vay chứ không phải khoản tài trợ không hoàn lại./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.