Italy phủ nhận trả tiền để chặn các tàu chở người nhập cư

Italy khẳng định nước này không ủng hộ thỏa thuận chi trả cho các nhóm vũ trang liên quan đến các tổ chức tội phạm buôn người xuyên quốc gia để ngăn chặn dòng người di cư vượt qua Địa Trung Hải.
Italy phủ nhận trả tiền để chặn các tàu chở người nhập cư ảnh 1Tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Lybia chở những ngườ di cư sau khi họ được cứu tại khu vực ngoài khơi bờ biển Libya. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 30/8, Italy khẳng định nước này không ủng hộ thỏa thuận chi trả cho các nhóm vũ trang liên quan đến các tổ chức tội phạm buôn người xuyên quốc gia để ngăn chặn dòng người di cư vượt qua Địa Trung Hải.

Trước đó, theo nguồn tin từ AP ngày 29/8, Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được Liên hợp quốc ủng hộ đã chi trả cho các nhóm vũ trang và hỗ trợ trang thiết bị, tàu thuyền để ngăn chặn các tàu chở người di cư, một thỏa thuận được xem là có sự hậu thuẫn từ Chính phủ Italy.

Trong khi đó, Reuters cho rằng một lực lượng mới tại thị trấn ven biển Sabratha đã có hoạt động ngăn chặn và bắt giữ người di cư khiến hoạt động di cư dừng một cách đột ngột vào thời điểm được cho là "bận rộn" nhất về vấn đề di cư.

Một quan chức thuộc Văn phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Italy nêu rõ: "Bộ Ngoại giao kiên quyết phủ nhận rằng có một thỏa thuận giữa những kẻ buôn người Libya và Chính phủ Italy."

[Italy kêu gọi các nước EU mở hải cảng đón nhận người di cư]

Trong thời gian qua, Chính phủ Italy đã nỗ lực đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, trong đó có hoạt động huấn luyện và trang bị cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Libya và thiết lập các quy tắc đối với hoạt động giải cứu người di cư trên biển của các tổ chức phi chính phủ. Theo thống kê mới nhất, số người di cư tới từ Bắc Phi đã giảm hơn 50% trong tháng Bảy và hơn 80% trong tháng Tám.

Sáu năm kể từ khi chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ, Libya đã trở thành điểm xuất phát quan trọng của những người di cư bất hợp pháp mạo hiểm vượt Địa Trung Hải đến châu Âu. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho biết chỉ trong tám tháng đầu năm nay, đã có tổng số 125.000 người di cư tới châu Âu qua hành trình Địa Trung Hải, tới Italy trước khi vào các nước châu Âu khác. Ước tính đã có 2.400 người thiệt mạng trong hành trình vượt biển./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.