Italy thông báo hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan

Động thái này là một phần trong tiến trình rút nhanh các lực lượng của NATO khỏi Afghanistan. Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzo khẳng định: "Sứ mệnh của Italy tại Afghanistan đã chính thức kết thúc."
Italy thông báo hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan ảnh 1Các binh sỹ Italy thuộc Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế do NATO dẫn đầu tại Kabul (Afghanistan), ngày 21/5/2007. (Nguồn: politico.eu)

Ngày 30/6, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Lorenzo Guerini thông báo nước này đã hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan, kết thúc 20 năm triển khai lực lượng tại đây.

Động thái này là một phần trong tiến trình rút nhanh các lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khỏi Afghanistan.

Trong một tuyên bố đưa ra sau khi máy bay chở hàng chục binh sỹ từ Herat đáp xuống sân bay quốc tế Pisa, Bộ trưởng Lorenzo khẳng định: "Sứ mệnh của Italy tại Afghanistan đã chính thức kết thúc."

Tuy nhiên, ông nêu rõ cam kết của cộng đồng quốc tế đối với Afghanistan không kết thúc ở đây, mà sẽ tiếp tục dưới các hình thức khác, từ tăng cường hợp tác phát triển đến hỗ trợ các thể chế cộng hòa Afghanistan.

[Quân đội Séc hoàn thành việc rút lực lượng khỏi Afghanistan]

Theo Bộ Quốc phòng Italy, 50.000 binh sỹ nước này đã được triển khai tới Afghanistan trong 20 năm qua sau các vụ tấn công khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, dẫn tới cả Mỹ và NATO can dự vào quốc gia Tây Nam Á này.

Trong khoảng thời gian này, đã có 53 binh lính Italy thiệt mạng và 723 người bị thương.

Cùng với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Đức, Italy là 1 trong 5 nước can dự nhiều nhất vào Afghanistan.

Trước đó 1 ngày, Đức cũng tuyên bố rút toàn bộ quân khỏi quốc gia Tây Nam Á này, trong khi quá trình rút quân của Mỹ vẫn đang được tiến hành.

Hiện Rome cũng đã bắt đầu quá trình đưa các công dân Afghanistan đã hỗ trợ các lực lượng Italy trong quá trình triển khai tại thực địa đến nước này.

Quân đội Italy đã xác định 270 người đủ điều kiện, trong khi đang xem xét trường hợp của 400 người khác. Ngày 14/6 vừa qua, 82 người Afghanistan, hầu hết là phiên dịch và thân nhân đã đến sân bay Fiumicino của Rome./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.