Italy vẫn từ chối tiếp nhận người được giải cứu trên biển

Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini đã ra lệnh cấm tàu Sea Watch chở người di cư đi vào vùng biển của Italy, nêu rõ các cảng biển nước này vẫn đang đóng cửa.
Italy vẫn từ chối tiếp nhận người được giải cứu trên biển ảnh 1(Nguồn: AFP)

Ngày 15/5, tổ chức từ thiện Đức Sea-Watch thông báo đã giải cứu 65 người di cư ở ngoài khơi Libya.

Tàu Sea-Watch 3 đã tìm thấy những người di cư, trong đó có 11 phụ nữ, 15 trẻ em và tại vùng biển quốc tế, cách bờ biển Libya 55,6km. Theo Sea-Watch, nhiều người trong số này đã bị mất nước và kiệt sức.

Tại Rome, Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini đã ra lệnh cấm tàu Sea Watch đi vào vùng biển của Italy, nêu rõ các cảng biển nước này vẫn đang đóng cửa.

[Hải quân Italy giải cứu hơn 60 người di cư trôi dạt ngoài khơi Libya]

Tháng 1 vừa qua, tàu Sea-Watch 3 đã giải cứu 47 người di cư trên biển và sau đó đưa họ lên bờ tại thành phố Catania ở Sicily sau thỏa thuận đạt được với một số nước châu Âu để tiếp nhận những người này. Bộ trưởng Salvini đã kêu gọi thu giữ tàu này vì hỗ trợ những người di cư.

Tàu Sea-Watch 3 sau đó đã bị chặn tại Catania trong 3 tuần trước khi được phép rời đi mà không đối mặt với cáo buộc nào.

Tàu Sea-Watch 3 sau đó đã tới Marseille, tại Pháp và bị chặn tiếp tại cảng này trong 3 tháng do những nỗ lực tại Hà Lan nhằm hạn chế tàu hoạt động. Tổ chức Sea-Watch sau đó khẳng định tàu này chỉ là tàu cứu hộ dân sự tại Địa Trung Hải, trong bối cảnh những tàu cứu trợ khác đang bị tạm giữ và gặp khó khăn do thủ tục tại các nước.

Tuần trước, Hải quân Italy và một tàu cứu trợ đã giải cứu được 66 người di cư ở ngoài khơi vùng biển Libya trong hai chiến dịch riêng rẽ, bất chấp chính sách cứng rắn Chính phủ Italy về vấn đề di cư. Tháng trước, Bộ trưởng Salvini đã cấm tàu các tổ chức từ thiện giải cứu người di cư ngoài khơi Libya.

Theo số liệu được Cơ quan kiểm soát biên giới châu Âu (Frontex) công bố háng 2/2019, số người di cư bất hợp pháp vào Liên minh châu Âu đã giảm mạnh vào năm 2018. Tuy nhiên, hàng nghìn người muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói và xung đột từ Trung Đông và châu Phi vẫn bất chấp nguy hiểm để vượt biển.

Làn sóng nhập cư đã làm gia tăng căng thẳng chính trị và thúc đẩy tư tưởng của các đảng phái cực hữu phản đối nhập cư trên khắp châu lục./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.