Jens Stoltenberg: EU không thể bảo vệ công dân nếu không có NATO

Tổng thư ký NATO đưa ra cảnh báo này trong bối cảnh một số nhà lãnh đạo EU đang thúc đẩy khối này phát triển "sự tự chủ chiến lược" hơn.
Jens Stoltenberg: EU không thể bảo vệ công dân nếu không có NATO ảnh 1Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 4/3, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) không thể một mình bảo vệ công dân của họ nếu không có sự giúp đỡ của liên minh quân sự này.

Tổng thư ký NATO đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh một số nhà lãnh đạo EU đang thúc đẩy khối này phát triển "sự tự chủ chiến lược" hơn, động thái được một số người xem là thiết lập sự cạnh tranh giữa Brussels và Washington.

[Các nhà lãnh đạo EU thảo luận tăng cường khả năng phòng thủ]

Tuy nhiên, ông Stoltenberg cho rằng các nước thành viên EU là thành viên của NATO chỉ đóng góp 1/5 tổng chi tiêu quốc phòng của liên minh quân sự này trong việc bảo vệ các bờ biển châu Âu.

Ông nói: "Một EU chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, đầu tư vào các năng lực mới và giảm bớt sự phân tán của ngành công nghiệp quốc phòng, không chỉ tốt cho an ninh châu Âu mà còn có lợi cho an ninh xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, EU không thể một mình bảo vệ châu Âu. Hơn 90% công dân EU sống ở các quốc gia thành viên NATO, song các nước thành viên EU chỉ đóng góp 20% chi tiêu quốc phòng của NATO."

Ngoài ra, ông Stoltenberg lưu ý rằng, trong khi 21 nước thành viên EU cũng là thành viên của NATO, thì 2 bên sườn sơ hở của khối này lại thường được bảo vệ bởi các đồng minh ngoài EU vốn đóng góp nhiều chi tiêu quốc phòng hơn.

Ông nói: "Đây không chỉ là về tiền bạc, mà còn về địa lý", đồng thời nhấn mạnh tới sự hợp tác chặt chẽ giữa hai tổ chức có trụ sở tại Brussels này.

Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU, trong nỗ lực để đóng một vai trò địa chính trị mạnh mẽ hơn, đang phê chuẩn một chính sách quyết đoán hơn và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu.

Một số nhà lãnh đạo EU, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đang hoài nghi liệu chiến lược của NATO có trong "tình trạng chết não" trên thế giới hậu chiến tranh Lạnh hay không.

Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng như một số quan chức khác nhận thấy cơ hội khôi phục mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sau khi ông Joe Biden lên làm Tổng thống Mỹ.

Mối quan hệ giữa EU và Mỹ trở nên khá lạnh nhạt và thiếu thiện chí dưới thời Tổng thống Donald Trump./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.