Kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine của chính phủ Italy và Đức

Italy sẽ không đưa ra quyết định về việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine cho đến tháng 2 trong khi chính phủ Đức hiện không có kế hoạch cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine của chính phủ Italy và Đức ảnh 1Xe tăng chiến đấu hạng nặng Leopard 2 của Đức. (Nguồn: Getty Images/Defense News)

Theo báo la Repubblica ngày 9/1, Italy sẽ không đưa ra quyết định về việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine cho đến tháng 2 do căng thẳng chính trị cũng như việc phải cân nhắc chi phí và thiếu hụt trong quân đội.

Trích dẫn các nguồn tin ẩn danh, la Repubblica đưa tin Thủ tướng Giorgia Meloni đang phải đối mặt sự phản đối của các đồng minh gồm Matteo Salvini và Silvio Berlusconi về nghị định gửi vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên cùng ngày, các nguồn tin từ các đảng Liên đoàn và Forza Italia đã phủ nhận việc có vấn đề với nghị định trên.

Một vấn đề khác cản trở quyết định của bà Meloni là quan ngại về việc hỗ trợ hệ thống phòng không của quân đội Italy vì Rome cũng đã cam kết hỗ trợ thiết bị này cho Kuwait và Slovakia. Quan ngại thứ ba liên quan đến chi phí của số vũ khí được cho là sẽ được gửi đến Kiev.

Hiện cả Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Ialty đều chưa phản hồi khi được đề nghị bình luận về thông tin trên.

[Đảng lớn nhất Quốc hội Italy mâu thuẫn về viện trợ vũ khí cho Ukraine]

Trong khi đó, phát biểu họp báo thường kỳ ngày 9/1, người phát ngôn của Chính phủ Đức khẳng định Berlin hiện không có kế hoạch cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.

Trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu của Đức Robert Habeck không loại trừ khả năng chính quyền Berlin sẽ sớm quyết định việc cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard cho Ukraine.

Tuần trước, Đức tuyên bố gửi xe chiến đấu Marder tới Kiev, đáp lại lời kêu gọi cung cấp thêm vũ khí hạng nặng để đẩy lùi lực lượng Nga./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.