Khẩu chiến leo thang

Khẩu chiến Argentina-Anh về đảo tranh chấp leo thang

Ngoại trưởng Argentina cảnh báo thái độ của chính phủ Anh liên quan quần đảo Malvinas có thể ảnh hưởng quan hệ song phương.
Ngoại trưởng Argentina, Héctor Timerman, ngày 1/2 cảnh báo thái độ “không thểchấp nhận được” của chính phủ Anh liên quan tới quần đảo Malvinas có thể ảnhhưởng xấu tới quan hệ song phương.

Căng thẳng giữa Buenos Aires và London gia tăng sau khi Ngoại trưởng Anh WilliamHague đưa ra điều kiện chỉ gặp ông Timerman để bàn về chủ quyền quần đảo, mà Anhđặt tên là Falklands, nếu có đại diện của quần đảo tham gia.

Tuần tới, Bộ trưởng Timerman sẽ tới Anh để gặp các nhóm người bạn tại châu Âuủng hộ Buenos Aires đòi Anh đàm phán về chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nằm tạiNam Đại Tây Dương trên. Nhân dịp này, Đại sứ quán Argentina tại London chủ độngđề nghị Bộ ngoại giao Anh thu xếp cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước để thảoluận về Malvinas.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Thủ tướng Anh, David Cameron, ngày 1/2 cho biếtNgoại trưởng Hague chỉ gặp ông Timerman nếu có đại diện của Malvinas cùng thamgia, đồng thời bày tỏ sự “thất vọng” trước việc Argentina phản đối một cuộc gặptay ba (có đại diện của Malvinas).

Theo ông Timerman, việc một ngoại trưởng muốn áp đặt điều kiện để gặp một ngoạitrưởng khác là “không thể chấp nhận được.”

Ngoại trưởng Argentina Timerman nhấn mạnh cuộc trưng cầu ý dân trong tháng Batới về việc Malvinas có tiếp tục mang quy chế là một trong những vùng lãnh thổcủa Anh ở hải ngoại hay không là “bất hợp pháp.”

Trả lời kênh truyền hình C5N của Argentina, ông Timerman nói: “Tôi không hiểutại sao Anh phê phán việc Israel xây dựng các khu định cư tại vùng đất chiếmđóng của người Palestine, trong khi chính họ áp dụng chính sách tương tự tạiMalvinas.”

Ông cũng tố cáo Anh quân sự hóa quần đảo chỉ có khoảng 3.000 dân này, và nêu rõđây là vùng đất bị quân sự hóa nhất thế giới bởi cứ ba người dân có một ngườilính.

Ông Timerman cho biết từ năm 1965, Liên hợp quốc đã thông qua 40 nghị quyết kêugọi hai bên đàm phán giải quyết bất đồng, nhưng London luôn từ chối thươngthuyết với lý do tôn trọng quyền và nguyện vọng của người dân trên quần đảo muốnlãnh thổ này thuộc chủ quyền của Anh.

Tuy nhiên, Argentina phản đối lập luận trên, vì sau khi chiếm đóng Malvinas năm1833, Anh đã trục xuất người Argentina và đưa người Anh tới sinh sống nên nguyệnvọng trên chỉ là nguyện vọng của những “kẻ thực dân.”

Cách đây gần 31 năm, ngày 2/4/1982, Argentina cho quân đổ bộ lên Malvinas vớimong muốn giành lại quần đảo, song đã thất bại.

Trong thời gian gần đây, Argentina gia tăng nỗ lực nhằm đòi lại quần đảo này vàbản thân Tổng thống nước này, bà Cristina Fernández, năm ngoái đã tới Liên hợpquốc để phát biểu tại Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc về phi thực dân hóa nhằmtố cáo Anh làm ngơ có hệ thống các nghị quyết của Liên hợp quốc liên quan tớiMalvinas.

Bà Cristina là tổng thống đầu tiên tham dự một phiên họp của Ủy ban, và phiênhọp bàn về Malvinas đó diễn ra ngày 14/6/2012, đúng vào ngày kỷ niệm 30 năm kếtthúc cuộc chiến giữa hai nước.

Cuộc xung đột vũ trang này kéo dài 74 ngày này đã khiến hơn 900 binh lính bịthiệt mạng, trong đó phần lớn là binh sĩ Argentina./.

Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.