Khoa học có thể giúp giảm cạnh tranh căng thẳng trên Biển Đông

Khoa học có thể chứng minh là nhân tố cốt yếu nhằm dẫn đến hợp tác, thay vì canh trạnh, giữa không chỉ các nước có tuyên bố chủ quyền ở khu vực, mà còn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Khoa học có thể giúp giảm cạnh tranh căng thẳng trên Biển Đông ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: koreatimes.co.kr)

Theo Euroasia Review, bất chấp Nhà Trắng nỗ lực phủ nhận các thông tin về biến đổi khí hậu đã có từ lâu và việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, hầu như mọi người đều có thể đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc để lại một kế hoạch xây dựng hòa bình do khoa học dẫn dắt ở Biển Đông có tranh chấp.

Tuy nhiên, khoa học có thể chứng minh là nhân tố cốt yếu nhằm dẫn đến hợp tác, thay vì canh trạnh, giữa không chỉ các nước có tuyên bố chủ quyền ở khu vực, mà còn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việc tiến hành ngoại giao bằng khoa học, được định nghĩa là vai trò của khoa học được sử dụng nhằm thông báo các quyết định ngoại giao, đã thúc đẩy cộng tác khoa học quốc tế, và thiết lập hợp tác khoa học nhằm giảm căng thẳng giữa các nước.

Đã có những quan hệ mạnh mẽ giữa các nhà khoa học ở Đông Nam Á và Trung Quốc, một phần trong một loạt dự án khoa học quốc tế, các hội nghị và hội thảo đào tạo liên kết với Chương trình phát triển và phối hợp nghề cá trên Biển Đông của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

Các biện pháp này là rất cần thiết, trong bối cảnh hoạt động đánh bắt bừa bãi xuất hiện tràn lan và sự suy giảm của dải san hô xuất hiện trên khắp Biển Đông, một phần vì các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn với nhau đã khiến cho hoạt động phân tích và đánh giá sinh thái trở nên khó khăn.

Chủ tịch và Giám đốc Điều hành Phòng thí nghiệm hải dương Mote ở Sarasota, ông Michael Crosby tin rằng Mỹ có thể cải thiện dần dần quan hệ quốc tế thông qua các đối tác khoa học biển, và ông cho rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) cũng bao gồm các điều khoản cụ thể, áp dụng cho khoa học biển và công nghệ.

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rõ ràng rằng ông hoàn toàn có ý định bảo vệ và thúc đẩy công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, ông có thể hiểu ra rằng kiểu ngoại giao khoa học cộng tác mới này có tác dụng ở châu Á./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.