Nhưng phía sau nhữngchuyến du lịch khám phá thú vị đó là một câu chuyện khác dài vàkhó khăn về một nỗ lực nghiên cứu khoa học.
Sau khi Titanic chìm xuống đáy biển vào ngày 15/4/1912, người tađã lên kế hoạch trục vớt nó. Rất nhiều ý tưởng được phác thảo ra,gồm việc buộc các bóng khí vào con tàu hoặc dùng nam châm để đưa nólên bờ.
Nhưng các ý tưởng này khó trở thành hiện thực bởi việc tìmkiếm Titanic dưới đáy biển bắc Đại Tây Dương trở nên rất khó khăn.
Các nhà khoa học Pháp và Mỹ khi đó được giao cho nhiệm vụ pháttriển công nghệ cần thiết giúp dẫn nhân loại tới ngôi mộ của tàuTitanic. "Anh cần có công cụ tốt và kiến thức lịch sử đủ tốt đểbiết phải tìm con tàu ở đâu" - Jean-Louis Michel, viên kỹ sư và làngười đầu tiên nhìn thấy hình ảnh Titanic, kể lại.
Michel là thành viên Viện nghiên cứu Khám phá biển của Pháp(FRIES), đồng thời là nhà nghiên cứu ở Viện Hải dương học Woods Hole(WHOI) ở Massachusetts.
Vào ngày 10/7/1985, tất cả lên tàu nghiên cứu Le Suroit của Phápra khơi để tìm xác tàu huyền thoại.
"Về phương diện radar sóng âm (sonar), chúng tôi đã có thiết bịtốt nhất trên thế giới và người Mỹ đã phát triển một phương tiệnlặn gắn camera ghi hình có độ nhạy cao thuộc loại tốt nhất khi đó" -ông kể - "Vì thế việc kết hợp các thiết bị này và chia sẻ gánhnặng của hoạt động nghiên cứu trở nên khả thi."
Các nhà nghiên cứu đã thu gom mọi mảnh dấu vết họ có thể tìmthấy được như nhật ký hải trình từ con tàu được phát hiện gần khu vựcxảy ra thảm họa, lời khai của nhân chứng, dữ liệu thời tiết và dònghải lưu từ các cuộc tìm kiếm trong những năm 1977, 1980, 1981 và 1983.
Họ thu hẹp dần khu vực tìm kiếm xuống 400km2, tức gần năm lầndiện tích Manhattan.
Nhóm tìm kiếm thận trọng thả thiết bị quét sonar mới và mộtchiếc máy đo từ tính, vốn nhận các tín hiệu từ tính bất thườngphát ra bởi một vật thể kim loại lớn, xuống đáy biển.
Ngày này qua ngày khác, Le Suroit cùng các thiết bị thăm dò củanó vốn chỉ nằm cách đáy biển từ 15-20m, đã sục sạo một khu vựcđáy biển rất dài có chiều rộng lên tới 1km.
Ngày 25/5, Le Suroit bị điều đi làm nhiệm vụ khác nên một con tàucủa WHOI có tên Knorr đã được điều tới thay thế. Nó nằm dưới sự chỉhuy của nhà hải dương học Robert Ballard.
Ballard đã triển khai một con tàu ngầm điều khiển từ xa có tênArgo, vốn rất đắt đỏ khi đó, xuống đáy biển. Ngày 1/9 năm đó, khi theodõi qua màn hình máy tính trên Knorr, Michel trở thành người đầu tiêntrong 73 năm nhìn thấy tàu Titanic.
"Thứ đầu tiên tôi thấy là điều gì đó bất thường nằm dưới đáybiển. Cấu trúc đáy biển đang thay đổi. Khi tàu tiến thêm vài mét, tôinhìn thấy một sự phản chiếu sáng lên trên màn hình - dấu hiệu củathứ gì đó làm bằng kim loại" - ông kể.
Khi camera ghi hình tiến lên, ánh kim loại xuất hiện ngày càngnhiều và cuối cùng người ta cũng nhìn thấy các mảnh của Titanic.
Nhưng khi đó chẳng ai chắc chắn rằng đây là Titanic.
"Bước tiếp theo, chúng tôi tiến tới gần một phần mảnh tàu lớnlàm bằng kim loại, đường kính chừng 4m và chiều cao 8m. Thựctế đây là một nồi hơi trên tàu và tôi nhận ra nó từ các bức ảnhTitanic" - ông kể. Michel cũng nói rằng phát hiện "trên cả tuyệt vờinày" mang tới cho ông cảm giác thành công pha lẫn với ớn lạnh.
"Tôi nghĩ về việc tất cả các các nạn nhân đó đã chết trongnước lạnh. Bởi chúng tôi ở chính xác nơi họ đã qua đời" - ông kể.
Cuối cùng nhóm cũng tìm thấy xác tàu, vỡ làm hai mảnh và nằmcách địa điểm nó phát đi tín hiệu báo nguy cuối cùng khoảng 21,2km.Sự sai lầm này, do thủy thủ đoàn Titanic gây ra, đã khiến mọi cuộctìm kiếm Titanic trước đó thất bại.
Theo WHOI , ngày nay, các công cụ khám phá đại dương đã pháttriển rất mạnh.
Robot có thể đi sâu xuống đáy đại dương, làm giúp công việckhám phá thay cho con người, giúp họ thoát khỏi nguy cơ thiệt mạng vìcái lạnh và sức ép đáy biển
Sự tiến bộ về mặt công nghệ cũng làm thỏa mãn nhu cầu của conngười muốn tới đáy biển để tận mắt chứng kiến mọi thứ.
Tháng trước, James Cameron, đạo diễn Titanic, đã tới rãnh Mariana,nằm ở độ sâu hơn 11km, trên một con tàu ngầm đặc biệt.
Tỷ phú AnhRichard Brandson hiện cũng đang chế tạo tàu ngầm "Virgin Oceanic" sẽgiúp đưa ông tới rãnh Puerto Rico ở Đại Tây Dương./.