Không có gì ngạc nhiên nếu Brexit không xảy ra

Nhà sử học Tim Stanley cho rằng không có gì là ngạc nhiên nếu tiến trình Anh rời EU hay còn gọi là Brexit bị dừng lại bởi EU là "thiên tài" trong việc đi ngược lại mong muốn của cử tri.
Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London, ngày 28/3/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London, ngày 28/3/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Tờ Telegraph ngày 9/8 dẫn nhận định của nhà sử học Tim Stanley cho rằng không có gì là ngạc nhiên nếu tiến trình Anh rời Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit bị dừng lại bởi EU là "thiên tài" trong việc đi ngược lại mong muốn của cử tri.

Kể từ cuộc trưng cầu dân ý hiệp ước Maastricht đến nay, EU đã bị đánh bại 9 lần trong các cuộc trưng cầu dân ý ở một nước thành viên, không kể cuộc trưng cầu dân ý Brexit.

Trong tất cả mọi cuộc trưng cầu dân ý, kết quả đều bị đảo ngược, phá vỡ hoặc né tránh.

Năm 1992, cử tri Đan Mạch đã bỏ phiếu chống lại hiệp ước Maastricht, Chính phủ Đan Mạch cam kết không tham gia hiệp ước, nhưng rồi trong cuộc trưng cầu dân ý lần 2 năm 1993, Đan Mạch lại ủng hộ hiệp ước này.

Năm 2001, cử tri Ireland đã bác bỏ Hiệp ước Nice, nhưng một năm sau họ đã đồng ý sau khi xem xét ký lưỡng.

Năm 2005, Pháp và Hà Lan đã bỏ phiếu bác hiến pháp EU, nhưng sau đó EU đã điều chỉnh lại hiến pháp thành Hiệp ước Lisbon, Pháp và Hà Lan đã vui vẻ chấp nhận hiệp ước này.

Ireland đã nói không với Hiệp ước Lisbon vào năm 2008, nhưng sau đó đã phê chuẩn vào năm 2009.

Các chính trị gia địa phương đã trở thành công cụ cho sự đảo ngược này. Ví dụ tiêu biểu cho việc này là cuộc trưng cầu dân ý năm 2015 ở Hy Lạp, người dân đã từ chối các điều kiện cứu trợ trong cuộc khủng hoảng nợ.

Vài ngày sau, thủ tướng nước này đã ký vào gói kinh tế khắc khổ mà trước đó ông đã vận động chống lại.

Một trường hợp khác đó là cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 đối với thỏa thuận liên kết giữa EU và Ukraine, 61% cử tri Hà Lan nói không.

[Vấn đề Brexit: EU đặt ra các điều kiện cho việc gia hạn mới]

Tuy nhiên, khoảng một năm sau, quốc hội Hà Lan đã bỏ phiếu thông qua và đầu năm nay, Hạ viện Hà Lan đã bỏ phiếu cấm hoàn toàn việc trưng cầu dân ý để tham vấn.

Một trường hợp hiếm hoi mà chính sách của EU đã thắng lợi trong một cuộc trưng cầu dân ý đó là cuộc trưng cầu dân ý tại Hungari về hạn ngạch tiếp nhận người di cư.

Có một khuôn mẫu. Người dân của một quốc gia thành viên ủng hộ việc ra khỏi EU, Brussels đàm phán, các đảng phái chính trị của quốc gia đó dựa vào vị thế của EU và cuộc cách mạng bị hủy bỏ bằng một loạt thỏa thuận ngữ nghĩa và đặc biệt.

EU vẫn tồn tại bất chấp tất cả những mâu thuẫn vốn có của nó bởi vì nó có bản năng tự bảo tồn: hãy nhìn sự thống nhất, ít nhất cho đến nay, của 27 nước EU còn lại thể hiện trong các cuộc đàm phán với Anh.

Và trong khi EU mở rộng trách nhiệm và tập trung quyền lực, các thể chế quốc gia lại teo tóp đi. Quốc hội của nước Anh đã chứng minh điều này.

Những người ủng hộ việc ra khỏi EU đã bỏ phiếu trao lại quyền kiểm soát Brexit cho Quốc hội, nhưng họ đã phát hiện ra rằng các nghị sỹ không muốn hoặc không biết cách thực hiện quyền đó như thế nào.

Có rất nhiều lý do cho việc này, nhưng một yếu tố rất quan trọng đó là ảnh hưởng lâu dài của việc quản lý, điều hành đất nước từ bên ngoài. Brexit đã cho thấy rất nhiều bộ luật của Anh bắt nguồn từ châu Âu lục địa.

Tiếp đó là có sự tương đồng giữa các mục tiêu của EU với quan điểm và tham vọng của tầng lớp chính trị Anh. Gần như tất cả các nghị sỹ Anh đều muốn duy trì hiện trạng giao dịch với EU, hoan nghênh tăng cường hợp tác an ninh, lo sợ đi theo chủ nghĩa dân tộc đơn phương Anh và sự tự do đi lại tạo ra những khó khăn về đa văn hóa và lao động giá rẻ.

EU không phải là sự trở lại thời Soviet như nhiều người ủng hộ Brexit nói mà là chiều hướng vận động, là điểm cuối của chủ nghĩa tự do quan liêu châu Âu.

Nếu thủ tướng của Anh, có vẻ ngày càng bế tắc, không thể thực hiện Brexit dù bà đã tuyên bố sẽ thực hiện, thì có thể là do EU phù hợp với các mục tiêu kinh tế và xã hội của bà. Nó chính là thế giới mà nữ thủ tướng mong muốn.

Do đó, đáng lẽ ngay sau ngày trưng cầu dân ý đã có thể dự đoán được rằng giai cấp chính trị Anh sẽ làm những gì mà các chính trị gia trên khắp châu Âu đã làm và ngăn chặn Brexit: chuẩn bị lý do cho một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, hoặc thúc đẩy Brexit thành một cái gì đó nhưng vẫn ở lại EU.

Sự "xuống cấp" hoàn toàn của các nghị sỹ Anh đã trở nên rõ ràng qua các cuộc bỏ phiếu ngớ ngẩn. Ngày 27/3, dự kiến chỉ có 4 tiếng để đồng ý cho một giải pháp thay thế cho Brexit, nghị sỹ Daniel Zeichner lại sử dụng thời gian được phân bổ cho việc xắp xếp trật tự các điều khoản để ghi lại con số chính xác của các tuyến xe buýt mới. 20 phút cũng được dành cho việc tranh luận vấn đề cấm đèn trời.

Trong bối cảnh này, một số nhân vật ủng hộ ra đi, khẳng định rằng Brexit là không thể tránh khỏi, đã không tính đến các lực lượng được tập hợp chống lại Brexit.

Quốc hội nhìn chung không chỉ phản đối Brexit mà còn không có khả năng thực hiện điều đó và đang tìm kiếm một lối thoát./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.