Lai Châu: Lễ hội Then Kin Pang mang đậm bản sắc của người Thái trắng

Lễ hội Then Kin Pang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đang ngày càng được du khách gần xa biết tới nhờ những giá trị văn hóa, tinh thần độc đáo của đồng bào Thái trắng ở khu vực Mường So, Khổng Lào.
Lai Châu: Lễ hội Then Kin Pang mang đậm bản sắc của người Thái trắng ảnh 1Người dân và du khách nô nức tham gia trò chơi ném cầu tại lễ hội. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

Lễ hội Then Kin Pang năm 2023 tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu diễn ra từ 28-29/4 (tức ngày 9-10/3 âm lịch) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái trắng, thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Đặc biệt, lễ hội năm nay có sự tham gia, giao lưu của Đoàn công tác Hội Nghiên cứu học thuật dân tộc Thái huyện Kim Bình (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Mai Thị Hồng Sim nhấn mạnh Lễ hội Then Kin Pang là dịp để đồng bào dân tộc Thái huyện Phong Thổ tưởng nhớ và cảm tạ công ơn của Then đã tạo phúc cho dân, ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng yên vui, no ấm.

Các hoạt động trong lễ hội nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa, thành tựu, đóng góp của cộng đồng dân tộc Thái trong công cuộc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Đồng thời, lễ hội là dịp để nhân dân các dân tộc cùng hội tụ giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết; kết hợp giữa văn hóa truyền thống với văn hóa đương đại; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, từ đó xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ hội là dịp để huyện Phong Thổ giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Thái huyện Phong Thổ với bạn bè trong nước và quốc tế.

Qua đó, cơ quan chức năng đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Phong Thổ theo Nghị quyết của Huyện ủy về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đưa huyện Phong Thổ ra khỏi huyện nghèo vào năm 2025.

Lễ hội năm nay gồm 2 phần: lễ và hội, trong đó phần lễ được Ban tổ chức thực hiện tại nhà Then với các nghi thức cúng, dâng hương, bày tỏ lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh; cầu mong các vị thần ban phước lành, che chở, là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong vùng vượt qua khó khăn, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lai Châu: Lễ hội Then Kin Pang mang đậm bản sắc của người Thái trắng ảnh 2Cúng Then là nghi thức không thể thiếu tại Lễ hội Then Kin Pang. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

Phần hội diễn ra nhiều tiết mục thi đặc sắc và hấp dẫn với sự tham gia của các vận động viên, nghệ nhân, đội văn nghệ của 6 xã có đồng bào người Thái sinh sống gồm: thị trấn Phong Thổ, Mường So, Khổng Lào, Nậm Xe, Bản Lang, Hoang Thèn.

Ở phần thi văn nghệ “Duyên dáng Mường Then,” các đội thi mang đến những tiết mục hát, múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mới trên mảnh đất Lai Châu nói chung và huyện Phong Thổ nói riêng; trình diễn trang phục dân tộc, nhạc cụ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái.

Phần thi ẩm thực là dịp để các xã trổ tài nấu các món ăn đặc trưng dân tộc. Từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương, mỗi đội thi chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Đội ít nhất là hơn 20 món ăn, đội nhiều nhất là 55 món ăn, trong đó có các món: thịt nướng, cá nướng, cá bống vùi tro, xôi ngũ sắc, các món rau rừng, canh bon, sâu đá, sâu đao, chim sẻ… thu hút sự quan tâm của nhiều du khách đến thưởng thức.

Điểm mới của lễ hội năm nay có thêm phần thi “khéo tay hay nghề” gồm thi kéo sợi và đan “hap pa giảng” (giỏ đựng cá sấy), qua đó thể hiện sự khéo léo của các nghệ nhân khi làm ra các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc Thái.

Lai Châu: Lễ hội Then Kin Pang mang đậm bản sắc của người Thái trắng ảnh 3Cô gái Thái xinh đẹp trong bộ trang phục truyền thống. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

Bên cạnh đó, khi về dự lễ hội, nhân dân trong tỉnh Lai Châu và du khách thập phương được chứng kiến các phần thi sôi động của các đội thi và tham gia nhiều trò chơi dân gian như kéo co, tung còn, én cáy, bắn nỏ, đi cà kheo, bắt cá...

Đặc biệt, phần thi không thể thiếu của Lễ hội Then Kin Pang hằng năm là té nước. Đây là hoạt động nhộn nhịp để các đại biểu, nhân dân, du khách cùng hòa mình trong không gian mát lành của dòng suối, để vui té nước cầu may mắn, bình an cho bản thân, gia đình và bản làng.

Nhiều du khách trầm trồ và thấy thú vị với các phần thi và xin chụp ảnh chung với những cô gái Thái trong trang phục truyền thống.

Lễ hội Then Kin Pang, huyện Phong Thổ đang ngày càng lan tỏa tới du khách gần xa bằng những giá trị văn hóa, tinh thần độc đáo của đồng bào Thái trắng ở khu vực Mường So, Khổng Lào.

Lễ hội cũng góp phần tích cực bảo tồn, phát huy tốt các giá trị văn hóa, từng bước đưa lễ hội trở thành điểm đến du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách khi đến Lai Châu./.

Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Thi té nước thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Thi té nước thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Tái hiện lễ hội Áphôchiêng (lễ hội gội đầu) của người Thái trắng huyện Phong Thổ. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Tái hiện lễ hội Áphôchiêng (lễ hội gội đầu) của người Thái trắng huyện Phong Thổ. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Thầy mo làm lễ trước khi diễn ra lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Thầy mo làm lễ trước khi diễn ra lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Khi tới lễ hội Then Kin Pang, người dân và du khách không thể bỏ lỡ phần thi té nước. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Khi tới lễ hội Then Kin Pang, người dân và du khách không thể bỏ lỡ phần thi té nước. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hoạt động thi té nước hấp dẫn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Sau khi làm lễ tại nhà Then, đoàn lễ di chuyển về dòng suối Nậm Lụm để chuẩn bị thực hiện lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Sau khi làm lễ tại nhà Then, đoàn lễ di chuyển về dòng suối Nậm Lụm để chuẩn bị thực hiện lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các cô gái Thái xinh xắn trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội Áphôchiêng. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Các đôi bò bứt tốc về đích. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Tưng bừng Hội đua bò Bảy Núi An Giang năm 2024

Tham gia Hội đua bò Bảy Núi năm nay có 64 đôi bò đến từ các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tịnh Biên (An Giang) và các đôi bò đến từ huyện Giang Thành (Kiên Giang).

Festival Thu Hà Nội 2024

Festival Thu Hà Nội 2024

Với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc cùng giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của mùa Thu Hà Nội, Festival Thu Hà Nội 2024 hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.