Lần đầu tiên chụp được ảnh 3 cơn bão hoành hành cùng lúc

Lần đầu tiên chụp được hình ảnh ba cơn bão hoành hành cùng 1 lúc

Cuối tuần qua, bão Ignacio, Kilo và Jimena đã được NASA và các phi hành gia từ Trạm Vũ trụ Quốc tế chụp ảnh khi ba cơn bão đang hoạt động từ vùng biển Mexico tới Hawaii.
Lần đầu tiên chụp được hình ảnh ba cơn bão hoành hành cùng 1 lúc ảnh 1Ba con bão cùng hoảnh hành 1 lúc từ vùng biển Mexico tới Hawaii. (Nguồn: DM)

Cuối tuần qua, bão Ignacio, Kilo và Jimena đã được NASA và các phi hành gia từ Trạm Vũ trụ Quốc tế chụp ảnh khi ba cơn bão đang hoạt động từ vùng biển Mexico tới Hawaii.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 3 cơn bão cấp 3 hoặc cao hơn theo thang Saffir-Simpson được chụp ảnh cùng nhau. Những cơn bão ở cấp độ này có khả năng gây ra thiệt hại lớn cho người và tài sản.

Trong đêm thứ Bảy-sáng sớm Chủ Nhật, đã có lúc cả 3 cơn bão đạt tới cấp 4, sau đó Ignacio, hiện đang ở phía tây Hawaii, đã suy yếu về cấp 3.

Các nhà khí tượng cho biết sự xuất hiện của các cơn bão nhiều khả năng là do cường độ mạnh bất thường của hiện tượng El Nino trong năm nay.

Theo dự đoán, Ignacio sẽ còn tiếp tục suy yếu và sẽ trở thành một cơn bão nhiệt đới vào ngày mai khi di chuyển về phía bắc Hawaii, gây ra sóng cao 6m và gió mạnh với tốc độ 64 km/h.

Ở thời điểm mạnh nhất, bão Ignacio có thể gây ra gió mạnh hơn 215 km/h, tuy nhiên, các nhà dự báo cho rằng Ignacio có rất ít khả năng vào đất liền.

Nằm giữa khu vực phía đông Thái Bình Dương là Jimena, cơn bão mạnh nhất trong số 3 cơn bão, với tốc độ gió duy trì ở mức 225 km/h và theo dự báo sẽ còn duy trì ở cường độ này cho tới giữa tuần.

Kilo nằm về phía tây nam Hawaii cũng duy trì tốc độ gió cao nhất ở mức 225 km/h, song bão nằm ở ngoài khơi xa và sẽ không tới gần đất liền.

Nhà dự báo khí tượng Dennis Feltgen chia sẻ trên tờ USA Today: “Một năm có El Niño thường có nghĩa là hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương sẽ tăng cao trên trung bình, và năm này cũng không phải là ngoại lệ.”

Lần đầu tiên chụp được hình ảnh ba cơn bão hoành hành cùng 1 lúc ảnh 2

​Theo Cơ quan dự báo Australia, một lý do khác của sự xuất hiện nhiều cơn bão một lúc có thể nằm ở việc nhiệt độ ở một số vùng thuộc Thái Bình Dương đang cao hơn mức thông thường 2 độ C.

Tại những vùng khác trên Đại Tây Dương, bão Fred đã quét qua quần đảo Cape Verde vào này hôm qua, làm đổ nhiều cây xanh và gây ngập úng.

Cơn bão này đã khiến Cape Verde phải đưa ra cảnh báo bão đầu tiên kể từ năm 1892 ở vùng này. Sức gió của cơn bão ở vào mức 137 km/h, với lượng mưa lên tới 25,4 mm trên toàn bộ 10 hòn đảo núi lửa.

Trung tâm bão quốc gia Mỹ cho biết việc một cơn bão hình thành gần bờ biển châu Phi như vậy là bất thường. Theo dự báo, cơn bão sẽ yếu dần đi trong hôm nay.

Bão Fred đã xuất hiện ngay sau khi cơn bão nhiệt đới Erika tan đi tại Cuba vào ngày thứ 7 sau khi đã cướp đi sinh mạng của 20 người thuộc đảo Dominica, một hòn đảo nhỏ phía đông khu Địa Trung Hải cũng như một người ở Haiti./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục