Lãnh đạo Ireland và Bắc Ireland kêu gọi tôn trọng quy tắc tự do đi lại

Các nhà lãnh đạo Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland thuộc Anh đã nhất trí cho rằng sự kiện Brexit hoàn toàn tách biệt và không liên quan đến việc siết chặt kiểm tra tại đường biên giới giữa hai bên.
Lãnh đạo Ireland và Bắc Ireland kêu gọi tôn trọng quy tắc tự do đi lại ảnh 1

Ngày 22/7, Hội đồng Anh-Ireland đã nhóm họp khẩn cấp tại thành phố Cardiff của Xứ Wales bàn về vấn đề biên giới sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) hồi cuối tháng trước.

Tại cuộc họp này, các nhà lãnh đạo Cộng hòa Ireland và vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh đã nhất trí cho rằng sự kiện Brexit hoàn toàn tách biệt và không liên quan đến việc siết chặt kiểm tra tại đường biên giới giữa hai bên.

Sau cuộc họp, Thủ tướng Ireland Enda Kenny khẳng định việc siết chặt biên giới sẽ không được chấp thuận tại khu vực miền Nam và miền Bắc bởi theo ông, việc siết chặt biên giới sẽ khiến Ireland chỉ được tiếp cận thị trường đơn lẻ.

Ông Kenny cũng nhấn mạnh rằng trên quy tắc cơ bản, việc kiểm tra biên giới không nên được áp đặt tại biên giới của quốc gia thành viên EU này và Vương quốc Anh. Theo ông giải pháp khả thi tốt nhất cho tất cả người là xây dựng một Vương quốc Anh, phát triển thịnh vượng và có mối quan hệ gần gũi nhất có thể với EU.

Trong khi đó, Thủ hiến Bắc Ireland Arlene Foster nhấn mạnh Thỏa thuận tự do đi lại giữa các nước thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland vẫn có hiệu lực kể cả khi Anh rời khỏi EU. Bà khẳng định đây là "sự sống" của Ireland.

Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 về việc Anh ra đi hay ở lại EU, số người ủng hộ Anh ở lại EU đều tập trung chủ yếu ở Scotland, Bắc Ireland, London, trong khi đa phần cư dân ở chín khu vực khác thuộc Anh đều có ý kiến ngược lại.

Trái ngược với tuyên bố của hai nhà lãnh đạo Ireland và Bắc Ireland, và bất chấp việc EU nêu điều kiện Anh phải duy trì quy tắc tự do đi lại nếu muốn tiếp cận thị trường chung của khối, Thủ tướng Anh Theresa May kiên quyết khẳng định Anh sẽ cân nhắc biện pháp kiểm soát việc đi lại của một số cá nhân từ các nước EU vào Anh, bởi đây là nguyện vọng của đa số người dân Anh đã được phản ánh trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.