Theo thông tư 31 hướng dẫn thực hiện Quyết định 71 đưa lao động huyện nghèo đi xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp đứng ra tổ chức, tuyển dụng, đào tạo sau đó thanh toán lại với nhà nước.
Nhưng hiện tại, một mặt doanh nghiệp vừa phải lo "bươn chải" về những vùng xa để tuyển lao động, một mặt vẫn phải chịu khó khăn về cách thức thanh toán với những lao động “rơi rụng” trong quá trình tuyển dụng và đào tạo.
Trong khi đó, quyết tâm của lao động huyện nghèo ra nước ngoài làm giàu là rất lớn.
Phao cứu sinh
Tại ĐăcKrong, huyện miền núi cách trung tâm tỉnh Quảng Trị khoảng 70km, cách đây gần 3 tháng công ty Châu Hưng đã tới tận những xã xa xôi nhất để tuyển dụng lao động.
Hồ Văn Ngâu, dân tộc Pa Kô, huyện ĐăcKrong, Quảng Trị, năm nay 22 tuổi, bảo rằng lần đầu tiên trong đời mình đi xa tới vậy. Giờ anh đang cùng với 63 người khác cùng huyện Đăckrong Quảng Trị học nghề tại công ty Châu Hưng để chuẩn bị đi làm công nhân ở Malaysia.
Chỉ cách đây hơn 2 tháng, khi Ngâu đang làm nương với gia đình trên rừng thì có cán bộ của xã AVao đi gọi về để đi sơ tuyển học làm công nhân dưới Hà Nội.
“Nghe cán bộ bảo nơi ăn chốn ở người ta đã lo hết rồi, tiền cũng không phải mất đồng nào, chỉ việc học xong rồi sang nước ngoài làm việc. Nhiều tiền lắm…”, Ngâu nhớ lại.
Khi tới hội trường xã AVao thì đã chật cứng người. Chờ mãi mới tới lượt mình được sơ tuyển, cán bộ chỉ hỏi Ngâu đã có vợ con gì chưa, học tới lớp mấy, rồi ghi vào danh sách. Được vài ngày sau thì anh có tên trong danh sách trúng tuyển…
Cùng xã A Vao với Ngâu là đôi vợ chồng Hiếu-Hạnh. Chị Hồ Thị Hiếu năm nay 26 tuổi có 3 con đều gửi ông bà ngoại chăm sóc để cùng chồng đi Hà Nội học làm công nhân.
Chồng của Hiếu, anh Hồ Văn Hạnh có dáng người vạm vỡ của thanh niên miền núi, giọng sang sảng ầm ào. Hạnh nói trước đây ngoài làm nương với vợ đã từng bôn ba làm thợ xây ở các huyện khác.
Hạnh bảo, cả gia đình 8 người đi làm nương, làm ngô, trồng thêm cà phê và cao su cũng chỉ hơn 500 nghìn đồng/ tháng. Mỗi năm có tháng no tháng đói, còn con sắp tới tuổi ăn học thì không biết kiếm tiền đâu ra. Nếu đi nước ngoài thành công có vốn mở xưởng xay sát gạo, ngô trong xã.
Bà Hoàng Lệ Dung, Phó Giám đốc Công ty Châu Hưng cho biết đây là lần đầu tiên công ty tuyển người ở tỉnh Quảng Trị, mà lại là huyện khó khăn nhất của tỉnh.
“Một năm ở xã A Vao có 3 tháng đói. Cho tới khi đến công ty, hầu như mỗi người cũng chỉ mang được 1 bộ quần áo”, bà Dung nói.
Theo hợp đồng lao động với đối tác Malaysia đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định, thì Công ty Châu Hưng được phép đưa lao động của huyện nghèo ĐăcKrong xuất ngoại với những ngành nghề làm văn phòng phẩm, điện tử. Mỗi tháng lao động thu nhập từ 3 đến 4 triệu.
Rơi rụng nên sẽ khó thanh toán
Vào đầu tháng 7, Công ty Châu Hưng đưa 83 lao động huyện nghèo ĐăcKrong, nhưng tới nay sau 3 tháng thì con số hiện tại chỉ còn 63 người. Và sắp tới có thể, số người được "bay" chỉ khoảng hơn 1/2 trong số này.
Giải thích việc rơi rụng 20 người, bà Dung cho hay có một số lao động đã không thích ứng được với môi trường mới.
Theo cán bộ quản lý lao động của Châu Hưng, có một số lỗi mà lao động mắc phải buộc công ty phải trả về địa phương như uống rượu thường xuyên và tái phạm sau khi đã nhắc nhở, đi qua đêm hay ra ngoài không xin phép cán bộ quản lý…
“Có lao động chỉ nghĩ đơn giản ra đây cho biết Hà Nội chứ không chú trọng vào mục tiêu trước mắt và lâu dài của mình là ra nước ngoài kiếm tiền làm giàu. Do ý thức kém của lao động nên công ty buộc trả lao động về chứ không phải do khả năng hay trình độ văn hóa”, bà Dung nhận định.
Cùng tình trạng rơi rớt lao động giữa chừng như Châu Hưng là Công ty Vinaconex Mec, khi công ty này tuyển dụng lao động ở Mù Căng Chải và Trạm Tấu, Yên Bái được 61 lao động nhưng cũng có 4 lao động phải trả về địa phương.
“Không phải cho tới lúc về dưới Hà Nội chúng tôi mới gặp khó. Mà thực chất việc tuyển dụng ngay tại địa phương đã khó khăn rồi. Có rất nhiều lao động tại Trạm Tấu đã đăng kí ngày hôm trước nhưng ngày hôm sau gọi đi thì lại bỏ. Việc thuyết phục họ cũng không phải là chuyện dễ”, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex Mec cho biết.
Tuy nhiên, ông Hiệp lại phân vân về phương thức thanh toán trường hợp lao động rơi rớt giữa chừng với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Cụ thể, theo thông tư 31 hướng dẫn thực hiện Quyết định 71 đưa lao động nghèo đi xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp đứng ra tổ chức, tuyển dụng, đào tạo sau đó thanh toán lại với nhà nước. Nhưng chính thông tư này không quy định rõ đối tượng cụ thể được hưởng lợi từ chính sách là tất cả lao động huyện nghèo đã được tuyển dụng hay chỉ những lao động được bay mới mới được thanh toán.
Đặt vấn đề này với các doanh nghiệp, thì họ lo ngại sẽ không được thanh toán với những lao động rơi rớt. Cụ thể, như ở Công ty Châu Hưng tuyển 83 nhưng đã "rớt" mất 20, Vinaconex Mec là 4 người.
Toàn bộ chi phí ăn ở, đào tạo nghề mà lao động huyện Mù Cang Chải được miễn,Vinaconex Mec ước tính rơi vào khoảng hơn 9 triệu đồng/ lao động.
Trong tháng 10 này, thông tư 31 có hiệu lực. Khi đó, bà Dung cũng chưa biết thanh toán thế nào mặc dù có hóa đơn đầy đủ của những lao động rơi rụng giữa chừng./.
Nhưng hiện tại, một mặt doanh nghiệp vừa phải lo "bươn chải" về những vùng xa để tuyển lao động, một mặt vẫn phải chịu khó khăn về cách thức thanh toán với những lao động “rơi rụng” trong quá trình tuyển dụng và đào tạo.
Trong khi đó, quyết tâm của lao động huyện nghèo ra nước ngoài làm giàu là rất lớn.
Phao cứu sinh
Tại ĐăcKrong, huyện miền núi cách trung tâm tỉnh Quảng Trị khoảng 70km, cách đây gần 3 tháng công ty Châu Hưng đã tới tận những xã xa xôi nhất để tuyển dụng lao động.
Hồ Văn Ngâu, dân tộc Pa Kô, huyện ĐăcKrong, Quảng Trị, năm nay 22 tuổi, bảo rằng lần đầu tiên trong đời mình đi xa tới vậy. Giờ anh đang cùng với 63 người khác cùng huyện Đăckrong Quảng Trị học nghề tại công ty Châu Hưng để chuẩn bị đi làm công nhân ở Malaysia.
Chỉ cách đây hơn 2 tháng, khi Ngâu đang làm nương với gia đình trên rừng thì có cán bộ của xã AVao đi gọi về để đi sơ tuyển học làm công nhân dưới Hà Nội.
“Nghe cán bộ bảo nơi ăn chốn ở người ta đã lo hết rồi, tiền cũng không phải mất đồng nào, chỉ việc học xong rồi sang nước ngoài làm việc. Nhiều tiền lắm…”, Ngâu nhớ lại.
Khi tới hội trường xã AVao thì đã chật cứng người. Chờ mãi mới tới lượt mình được sơ tuyển, cán bộ chỉ hỏi Ngâu đã có vợ con gì chưa, học tới lớp mấy, rồi ghi vào danh sách. Được vài ngày sau thì anh có tên trong danh sách trúng tuyển…
Cùng xã A Vao với Ngâu là đôi vợ chồng Hiếu-Hạnh. Chị Hồ Thị Hiếu năm nay 26 tuổi có 3 con đều gửi ông bà ngoại chăm sóc để cùng chồng đi Hà Nội học làm công nhân.
Chồng của Hiếu, anh Hồ Văn Hạnh có dáng người vạm vỡ của thanh niên miền núi, giọng sang sảng ầm ào. Hạnh nói trước đây ngoài làm nương với vợ đã từng bôn ba làm thợ xây ở các huyện khác.
Hạnh bảo, cả gia đình 8 người đi làm nương, làm ngô, trồng thêm cà phê và cao su cũng chỉ hơn 500 nghìn đồng/ tháng. Mỗi năm có tháng no tháng đói, còn con sắp tới tuổi ăn học thì không biết kiếm tiền đâu ra. Nếu đi nước ngoài thành công có vốn mở xưởng xay sát gạo, ngô trong xã.
Bà Hoàng Lệ Dung, Phó Giám đốc Công ty Châu Hưng cho biết đây là lần đầu tiên công ty tuyển người ở tỉnh Quảng Trị, mà lại là huyện khó khăn nhất của tỉnh.
“Một năm ở xã A Vao có 3 tháng đói. Cho tới khi đến công ty, hầu như mỗi người cũng chỉ mang được 1 bộ quần áo”, bà Dung nói.
Theo hợp đồng lao động với đối tác Malaysia đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định, thì Công ty Châu Hưng được phép đưa lao động của huyện nghèo ĐăcKrong xuất ngoại với những ngành nghề làm văn phòng phẩm, điện tử. Mỗi tháng lao động thu nhập từ 3 đến 4 triệu.
Rơi rụng nên sẽ khó thanh toán
Vào đầu tháng 7, Công ty Châu Hưng đưa 83 lao động huyện nghèo ĐăcKrong, nhưng tới nay sau 3 tháng thì con số hiện tại chỉ còn 63 người. Và sắp tới có thể, số người được "bay" chỉ khoảng hơn 1/2 trong số này.
Giải thích việc rơi rụng 20 người, bà Dung cho hay có một số lao động đã không thích ứng được với môi trường mới.
Theo cán bộ quản lý lao động của Châu Hưng, có một số lỗi mà lao động mắc phải buộc công ty phải trả về địa phương như uống rượu thường xuyên và tái phạm sau khi đã nhắc nhở, đi qua đêm hay ra ngoài không xin phép cán bộ quản lý…
“Có lao động chỉ nghĩ đơn giản ra đây cho biết Hà Nội chứ không chú trọng vào mục tiêu trước mắt và lâu dài của mình là ra nước ngoài kiếm tiền làm giàu. Do ý thức kém của lao động nên công ty buộc trả lao động về chứ không phải do khả năng hay trình độ văn hóa”, bà Dung nhận định.
Cùng tình trạng rơi rớt lao động giữa chừng như Châu Hưng là Công ty Vinaconex Mec, khi công ty này tuyển dụng lao động ở Mù Căng Chải và Trạm Tấu, Yên Bái được 61 lao động nhưng cũng có 4 lao động phải trả về địa phương.
“Không phải cho tới lúc về dưới Hà Nội chúng tôi mới gặp khó. Mà thực chất việc tuyển dụng ngay tại địa phương đã khó khăn rồi. Có rất nhiều lao động tại Trạm Tấu đã đăng kí ngày hôm trước nhưng ngày hôm sau gọi đi thì lại bỏ. Việc thuyết phục họ cũng không phải là chuyện dễ”, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex Mec cho biết.
Tuy nhiên, ông Hiệp lại phân vân về phương thức thanh toán trường hợp lao động rơi rớt giữa chừng với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Cụ thể, theo thông tư 31 hướng dẫn thực hiện Quyết định 71 đưa lao động nghèo đi xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp đứng ra tổ chức, tuyển dụng, đào tạo sau đó thanh toán lại với nhà nước. Nhưng chính thông tư này không quy định rõ đối tượng cụ thể được hưởng lợi từ chính sách là tất cả lao động huyện nghèo đã được tuyển dụng hay chỉ những lao động được bay mới mới được thanh toán.
Đặt vấn đề này với các doanh nghiệp, thì họ lo ngại sẽ không được thanh toán với những lao động rơi rớt. Cụ thể, như ở Công ty Châu Hưng tuyển 83 nhưng đã "rớt" mất 20, Vinaconex Mec là 4 người.
Toàn bộ chi phí ăn ở, đào tạo nghề mà lao động huyện Mù Cang Chải được miễn,Vinaconex Mec ước tính rơi vào khoảng hơn 9 triệu đồng/ lao động.
Trong tháng 10 này, thông tư 31 có hiệu lực. Khi đó, bà Dung cũng chưa biết thanh toán thế nào mặc dù có hóa đơn đầy đủ của những lao động rơi rụng giữa chừng./.
Chí Hùng (Vietnam+)