Lê Đức Thọ - Hình mẫu của người chiến sỹ cộng sản kiên cường
Đồng chí Lê Đức Thọ có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, là nhà lãnh đạo tài năng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại Hội nghị Paris bàn về lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng chí Lê Đức Thọ là cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp đàm phán với đại diện của Chính phủ Mỹ, người góp phần to lớn vào tiến trình đàm phán, dẫn đến ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ trên đường đi công tác trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đầu năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, từ ngày 5-10/9/1960. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, Tiến sỹ Henry Kissinger, sau buổi họp riêng cuối cùng trước khi ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1/1973). (Ảnh: TTXVN)
Trong suốt gần 5 năm đàm phán ở Paris, đồng chí Lê Đức Thọ được ví như "vị tướng ngoài biên ải," là người góp phần to lớn vào tiến trình đàm phán, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, Tiến sỹ Henry Kissinger, trao tặng bút cho nhau sau khi ký tắt Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1/1973). (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại lễ ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 23/1/1973. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp báo, giới thiệu nội dung Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vừa được ký tắt (24/1/1973). (Ảnh: TTXVN)
Trong suốt gần 5 năm đàm phán ở Paris, đồng chí Lê Đức Thọ được ví như "vị tướng ngoài biên ải," người góp phần to lớn vào tiến trình đàm phán, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1/1973). (Ảnh: TTXVN)
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh trao đổi với Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, Tiến sỹ Henry Kissinger, trong chuyến thăm Hà Nội (10/2/1973). (Ảnh: TTXVN)
Nhân dân Hà Nội nồng nhiệt đón chào cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trở về, sau khi ký chính thức Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Paris (2/1973). (Ảnh: TTXVN)
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đón Tiến sỹ Henry Kissinger, trợ lý của Tổng thống Mỹ tại sân bay trong chuyến thăm Hà Nội (10/2/1973). (Ảnh: TTXVN)
Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào miền Nam cùng các đồng chí Phạm Hùng, Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị, trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị đến thăm một đơn vị bộ đội nhân dịp Tết nguyên đán Tân Hợi (2/1971). (Ảnh: TTXVN)
Chiều mùng 1 Tết nguyên đán Giáp Dần 1974, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị đến thăm các cháu nhỏ là con cán bộ miền Nam đang điều dưỡng ở Miền Bắc. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị trình bày Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương về công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976). (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dự lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (15/5/1975). (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ nói chuyện với các đại biểu trong đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng, chính phủ Cách mạng lâm thời và Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng tại nhà khách sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau ngày miền Nam được giải phóng (5/1975). (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị đến thăm, chúc tết Nguyên đán Giáp Dần 1974 cán bộ, công nhân nhà máy điện Hàm Rồng (Thanh Hóa). (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, Cố vấn đặc biệt tại Hội nghị Paris về Việt Nam ân cần thăm hỏi Đại úy Từ Minh Kính, sỹ quan liên lạc trong Tổ liên hợp quân sự 4 bên tại khu vực Buôn Ma Thuật, đang nằm điều trị tại Quân y viện 108 (3/1973). (Ảnh: TTXVN)
Tỉnh ủy Thanh Hóa đến thăm và chúc Tết đồng chí Lê Đức Thọ nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Dần (1974). (Ảnh: TTXVN)
Sáng mùng 3 Tết Nguyên đán Giáp Dần 1974, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị đến thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân Nhà máy liên hợp dệt Nam Định. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lê Đức Thọ nhận huy hiệu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh V.I. Lenin (18/7/1970). (Ảnh: TTXVN)
Trong giai đoạn 1965-1973, Đảng tiếp tục lãnh đạo cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kể từ sau khi Mỹ phát động "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (1986-1991), là người khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam từ giữa thập kỷ 80.
Qua 45 năm xây dựng và phát triển, xã Nhơn Hòa Lập từ một vùng văn hóa nông nghiệp lúa một vụ nghèo nàn lạc hậu, nay trở thành xã trọng điểm sản xuất lương thực.
Cách đây 95 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Trên cương vị Tổng Bí thư nhiệm kỳ 1986-1991, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Sau tiếng vang của cuốn sách “Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris,” dịch giả Nguyễn Đắc Như Mai đã chuyển ngữ cuốn sách sang tiếng Pháp để nhân dân thế giới hiểu hơn về lịch sử Việt Nam.
Ông Lê Đức Thọ là một người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam, có nhiều cống hiến to lớn đối với công tác tổ chức, xây dựng Đảng