Libya: Quân đội miền Đông tấn công cảnh cáo máy bay dân sự

Quân đội Quốc gia Libya cho biết, vào hôm 9/2, lực lượng này đã thực hiện một cuộc không kích "cảnh cáo" nhằm vào một chiếc máy bay đang cất cánh gần một mỏ dầu ở miền Nam Libya.
Các lực lượng ủng hộ Chính phủ Libya trong chiến dịch truy quét IS tại Sirte ngày 3/8/2016. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Quân đội Quốc gia Libya (ANL) của tướng Khalifa Haftar cho biết, vào hôm 9/2, lực lượng này đã thực hiện một cuộc không kích "cảnh cáo" nhằm vào một chiếc máy bay đang cất cánh gần một mỏ dầu ở miền Nam Libya.

Cuộc không kích này đã nhắm vào một máy bay dân sự 90 chỗ đang chuẩn bị cất cánh về phía thủ đô Tripoli. Đường băng này thường được sử dụng để vận chuyển nhân viên làm việc trên mỏ dầu al-Feel, nằm cách Tripoli 750km về phía Tây Nam.

Theo các phương tiện truyền thông thân với ANL cho biết rằng, đó là chỉ một "cuộc tấn công cảnh cáo" không gây ra thiệt hại nào. Máy bay bị tấn công là chiếc Bombardier CRJ 900 của Hãng Libyan Airlines.

[Libya: Quân đội miền Đông thiết lập vùng cấm bay ở miền Nam]

Trước đó vài ngày, ANL cảnh báo rằng "bất kỳ sự hạ cánh hoặc cất cánh nào tại các sân bay ở khu vực phía Nam đều bị cấm nếu không có sự cho phép của ANL."

Tại thủ đô Tripoli, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA) đã mô tả cuộc tấn công này là "hành động khủng bố" và "tội ác chống lại loài người" và cho rằng máy bay trên đang chở những người bị thương, tuy nhiên không nêu rõ danh tính hoặc lý do tại sao những người này bị thương.

Đồng thời, GNA tuyên bố rằng họ sẽ thông báo vụ việc cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về "sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế này." 

Kể từ giữa tháng 1/2019, ANL đã tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm "thanh các nhóm khủng bố và tội phạm trừng miền Nam Libya." 

ANL vừa tuyên bố trong tuần này rằng họ đã chiếm lại mỏ al-Charara, một trong những mỏ dầu lớn nhất nước này, ở khu vực phía Tây Nam Libya.

Hoạt động này đã nối lại các căng thẳng chính trị và sắc tộc ở một khu vực này, nơi đánh dấu bằng các cuộc đấu tranh bộ lạc và sắc tộc đẫm máu kể từ khi chế độ Muammar Gaddafi sụp đổ năm 2011./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục