Liên hợp quốc nhấn mạnh rác thải điện tử tăng nhanh nhất ở Mỹ nên chươngtrình StEP sẽ giám sát luồng rác thải gồm điện thoại di động, máy vi tính, tivivà các loại rác thải điện tử khác từ Mỹ tới các nước châu Á và châu Phi.
Cơ quan này phối hợp với các cảng ở Tây Phi và châu Á để đánh giá quy mô của luồngrác điện tử đổ vào các nước kém phát triển ở hai châu lục này.
Chương trình StEP cũng thúc đẩy hài hòa các nỗ lực nghiên cứu, giám sát,thu thập dữ liệu, phân tích và chia sẻ thông tin giữa Liên hợp quốc và Cơ quanBảo vệ môi trường của Mỹ (EPA).
Thư ký chấp hành của StEP, Ruediger Kuehr, cho rằng theo dõi và giám sátcác luồng rác thải điện tử trên thế giới là nền tảng để xây dựng các giải phápcho vấn đề hiện đã mang tính toàn cầu này. Mỹ và châu Âu cũng đang nỗ lực đểđánh giá lượng rác thải điện tử của mỗi bên nhằm phối hợp với chương trình StEP.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, rác thải điện tử trên thế giới hàng nămlên tới 40 triệu tấn, nhưng chỉ khoảng 10-15% được xử lý thích hợp và thân thiệnvới môi trường. Giá vàng, đất hiếm và nhiều kim loại quý khác tăng cao trên thếgiới đã khiến việc quay vòng rác điện tử ngày càng trở nên hấp dẫn.
Từ 1 tỷ điện thoại di động có thể thu hồi 24kg vàng, 250kg bạc, 9kgpaladin, hơn 9 tấn đồng. Chỉ riêng năm 2006, trên thế giới đã có 1 tỷ điện thoạidi động được bán ra.
Tuy nhiên, quay vòng rác thải điện tử cũng thải ra nhiều kim loại nặng nhưthủy ngân, chì độc hại đối với con người, động vật, môi trường, đặc biệt ở cácnước nghèo không có khả năng xử lý các chất độc hại này khi chúng bị thải vàomôi trường./.