Liên minh cánh hữu cầm quyền Ba Lan mất thế đa số tại Hạ viện

Ba nghị sỹ đã tuyên bố rời khỏi liên minh cánh hữu cầm quyền với lý do cho rằng đảng PiS đã không còn đi theo những lý tưởng ban đầu, đặc biệt chỉ trích cách chính phủ giải quyết đại dịch COVID-19.
Liên minh cánh hữu cầm quyền Ba Lan mất thế đa số tại Hạ viện ảnh 1Lãnh đạo đảng cầm quyền chính của Ba Lan Jaroslaw Kaczynski. (Nguồn: AP)

Liên minh cánh hữu cầm quyền tại Ba Lan ngày 25/6 đã chính thức mất thế đa số tại Hạ viện nước này sau khi 3 nghị sỹ đã rời khỏi liên minh này để thành lập một nhóm riêng dù họ không bác bỏ việc tiếp tục ủng hộ chính phủ hiện tại.

Lên cầm quyền từ năm 2015, đảng Luật pháp và Công lý (PiS) hiện nắm giữ 229 ghế tại Hạ viện gồm 460 ghế. Gần đây, đảng PiS đã ký thỏa thuận hợp tác với đảng Kukiz15 nhỏ hơn gồm 4 nghị sỹ.

Người phát ngôn đảng PiS Anita Czerwinska khẳng định Chính phủ Ba Lan vẫn kiểm soát Hạ viện. Trong khi đó, đảng đối lập chính Cương lĩnh công dân (PO) cho rằng liên minh cầm quyền đã không còn chiếm thế đa số ổn định vốn kéo dài 6 năm qua.

Tại Thượng viện do phe đối lập kiểm soát, đảng PiS có 48 ghế trong tổng số 100 ghế.

[Ba Lan: Nội các mới tuyên thệ nhậm chức trong bối cảnh dịch COVID-19]

Các nghị sỹ tuyên bố rời khỏi liên minh cánh hữu cầm quyền nói trên cho rằng đảng PiS đã không còn đi theo những lý tưởng ban đầu, đặc biệt chỉ trích cách chính phủ giải quyết đại dịch COVID-19 cũng như chính sách năng lượng.

Họ cũng cho biết các doanh nghiệp nhỏ đã không nhận được đủ các khoản hỗ trợ. Một trong ba nghị sỹ trên, Zbigniew Girzynski, tuyên bố hành động của họ là một lời "cảnh báo" đối với đảng cầm quyền.

Theo ông, nếu PiS không trở lại đúng hướng, nhóm nghị sỹ mới thành lập của họ sẽ được mở rộng thêm với sự tham gia của các nghị sỹ khác trong PiS vì rất nhiều nhà lập pháp có cùng quan điểm với họ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.