Liên minh châu Âu EU được bảo đảm 300 triệu liều vắcxin ngừa COVID-19

Đức công bố nước này cùng với Pháp, Italy và Hà Lan đã ký hợp đồng đầu tiên với công ty dược phẩm AstraZeneca, nhằm cung cấp ít nhất 300 triệu liều vắc-xin ngừa virus SARS-CoV-2 cho EU.
Liên minh châu Âu EU được bảo đảm 300 triệu liều vắcxin ngừa COVID-19 ảnh 1Công ty dược phẩm AstraZeneca. (Ảnh: CNBC)

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 13/6, Bộ Y tế liên bang Đức công bố nước này cùng với Pháp, Italy và Hà Lan đã ký hợp đồng đầu tiên với công ty dược phẩm AstraZeneca, nhằm cung cấp ít nhất 300 triệu liều vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Đơn đặt hàng với công ty dược phẩm AstraZeneca lên tới 400 triệu liều vắcxin và trong trường hợp thuận lợi sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

[Mỹ sẽ tiến hành các nghiên cứu quan trọng về 3 loại vắcxin COVID-19]

Bộ Y tế Đức cho biết, hợp đồng phát triển vắcxin có liên quan đến dự án phát triển vắcxin phòng dịch COVID-19 mang tên AZD1222 do AstraZeneca cùng Đại học Oxford nghiên cứu và phát triển, hiện đang được thử nghiệm trong một nghiên cứu lớn. Theo một thông báo gần đây của AstraZeneca, công ty này dưới danh nghĩa khác cũng đã ký kết các thỏa thuận tương tự với Vương quốc Anh và Mỹ.

Truyền thông Đức dẫn lời Bộ Y tế Liên bang Jens Spahn cho biết: "Nhiều quốc gia trên thế giới đã bảo đảm có vắcxin nhưng Châu Âu vẫn chưa có."

Theo ông, sự phối hợp và các hành động nhanh chóng của nhóm các quốc gia thành viên sẽ đem lại lợi ích cho công dân EU trong cuộc khủng hoảng. Theo Bộ Y tế Đức, 4 quốc gia đã hợp tác để thành lập liên minh vắcxin và đang thảo luận với một số công ty nghiên cứu vắcxin đầy triển vọng.

Tại hội nghị trực tuyến của các Bộ trưởng y tế EU trong ngày, đại diện y tế các nước cũng đã đồng ý kết hợp các hoạt động của liên minh vắcxin với các hoạt động của Ủy ban EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.