Loạt vụ tấn công tại Brussels: Bỉ bắt giữ thêm nghi can

Ngày 17/6, Tòa án Liên bang Bỉ cho biết nghi can thứ 8 trong vụ tấn công khủng bố ở sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maelbeek cách đây gần ba tháng đã bị bắt và giam giữ.
Loạt vụ tấn công tại Brussels: Bỉ bắt giữ thêm nghi can ảnh 1Cảnh sát Bỉ trong chiến dịch truy quét khủng bố ở Schaerbeek ngày 25/3. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 17/6, Tòa án Liên bang Bỉ cho biết nghi can thứ 8 trong vụ tấn công khủng bố ở sân bay Zaventem và ga tàu điện ngầm Maelbeek cách đây gần ba tháng đã bị bắt và giam giữ.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, nghi can này có tên Youssef E.A., sinh ngày 4/8/1985 và mang quốc tịch Bỉ.

Tên này bị cáo buộc là chủ mưu, đồng chủ mưu và đồng phạm tham gia hoạt động của nhóm khủng bố, giết người trong bối cảnh khủng bố và âm mưu thực hiện khủng bố.

Trước đó, ngày 22/3, tại sân bay Zaventem và nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek ở thủ đô Brussels đã xảy ra các vụ đánh bom, cướp đi sinh mạng của 32 người và khiến 340 người bị thương.

Công tác điều tra đang diễn ra và đến nay, cảnh sát Bỉ đã bắt giữ được 8 đối tượng tình nghi. Lực lượng an ninh Bỉ đang duy trì an ninh ở mức độ cao nhằm sẵn sàng đối phó với nguy cơ khủng bố.

An ninh vẫn được thắt chặt tại một số địa điểm chủ chốt như sân bay, nhà ga xe lửa và các nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, một số khu vực công cộng như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim cũng được giám sát chặt chẽ.

Không chỉ gây tâm lý lo sợ, các vụ tấn công khủng bố cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Bỉ, đặc biệt thể hiện ở hoạt động của ngành "công nghiệp không khói," chủ yếu là các dịch vụ khách sạn và du lịch.

Lòng tin của người tiêu dùng cũng suy giảm, từ đó tác động đáng kể tới sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Dự báo, tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm từ mức 4,6% của năm ngoái xuống còn 4,2% trong năm nay và nhích lên mức 4,7% vào năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.