Đây là kết luận trong một nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Viễn cảnh Ytế Môi trường số ra ngày 17/6.
Công trình khoa học này do các chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard thực hiệnvới quy mô lớn từ năm 1989. Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện nghiên cứu đối với325 phụ nữ có con bị tự kỷ và 20.000 phụ nữ có con phát triển bình thường.
Trongquá trình thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu ô nhiễmkhông khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường và điều chỉnh một số yếu tố khác nhưnguồn thu nhập, trình độ học vấn và việc hút thuốc lá để tính toán mức độ hấpthụ ô nhiễm ở thai phụ.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ có mẹ sống trong môi trường có phân tử dieselhoặc thủy ngân cao có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao gấp hai lần so với trẻ em mà mẹchúng sống ở khu vực ô nhiễm khí thấp hơn. Trong khi đó, nguy cơ mắc chứng bệnhtrên sẽ lên tới 50% đối với trẻ nhỏ mà mẹ chúng sống trong môi trường có nhiềuchất ô nhiễm nguy hiểm như chì, mangan, metylen, clorua, và kim loại tổng hợp.
Với kết quả này, Trưởng nhóm nghiên cứu Andrea Roberts đã bày tỏ quan ngại vềnguy cơ tự kỷ đối với trẻ em trong bối cảnh môi trường thế giới đang xuống cấpnghiêm trọng.
Theo bà Roberts, có tới 20% đến 60% phụ nữ thuộc nghiên cứu nàysống trong khu vực mà nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao tùy theo loại chất gâyô nhiễm.
Từ phát hiện trên, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo rằng cần giám sát thườngxuyên lượng kim loại và các chất ô nhiễm khác trong máu đối với phụ nữ có thainhằm hiểu rõ hơn liệu những chất này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻhay không.
Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Bệnhnày ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và tương tác của trẻ đối với trẻ khác. Hiệnchứng bệnh này có xu hướng phát triển lan rộng tại các nước trên thế giới. TạiMỹ, cứ 88 em có 1 em mắc chứng bệnh này, và ở Anh tỷ lệ này là 1/100./.