Một số kênh truyền thông Ba Lan dự hội thảo an ninh Biển Đông

Các nhà nghiên cứu, sinh viên Ba Lan, đại diện các hội đoàn và một số bà con người Việt cùng phóng viên một số kênh truyền thông của Ba Lan đã tham dự Hội thảo An ninh Biển Đông tại Warsaw.
Một số kênh truyền thông Ba Lan dự hội thảo an ninh Biển Đông ảnh 1Diễn giả tham luận tại hội thảo. (Nguồn: Việt Ba/Vietnam+)

Hội thảo An ninh Biển Đông vừa diễn ra tại Đại học Civitas ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, thu hút sự tham dự của các nhà nghiên cứu, sinh viên Ba Lan, đại diện các hội đoàn và một số bà con trong cộng đồng người Việt cùng phóng viên một số kênh truyền thông của Ba Lan.

Tại buổi hội thảo, các giáo sư Tadeusz Iwiński, Paweł Behrendt và Oskar Pietrewicz thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ba Lan-châu Á và tiến sỹ Lã Đức Trung thuộc Viện khoa học và văn hóa Việt Nam (Đại học Almamer) đã trình bày tham luận về tình hình Biển Đông và việc tranh chấp giữa các quốc gia có liên quan.

Các tham luận đều khẳng định rằng việc duy trì an ninh trên Biển Đông đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tự do hàng hải, duy trì giao thương của các nước trên thế giới. Các diễn giả cũng nhận định, các nước liên quan không nên dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông mà phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên Công ước Liên hợp quốc về luật biển.

Trong phần tham luận của mình, tiến sỹ Lã Đức Trung đã giới thiệu với các đại biểu tham dự về cuộc sống, sinh hoạt của người dân và chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nhắc lại việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bồi đắp, cải tạo và quân sự hóa các đảo này.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức cũng giới thiệu 30 bản đồ cổ và ảnh khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.