Mưa dông tại thượng nguồn giải hạn "vùng đất khát" Ninh Thuận
Những ngày qua nhờ có mưa, một số suối như Ô Căm, Lạnh, Ma Nhông, Sông Than, An Nhân… đã có thêm nguồn nước nên vấn đề phục vụ nước sinh hoạt cho người dân không còn đáng lo ngại như trước.
Trong những ngày qua, nắng nóng ở tỉnh Ninh Thuận bước đầu đã dịu lắng phần nào do trên khu vực thượng nguồn ở các huyện Ninh Sơn và Bác Ái đã xuất hiện mưa dông, giúp giảm bớt nguy cơ cháy rừng; đồng thời tạo thêm nguồn nước cho các sông, suối cấp cho các hệ thống nhà máy nước để phục vụ nhân dân.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận, trong chiều 26/5, tại huyện Bác Ái mưa lớn đã xuất hiện và trút xuống trong nhiều giờ. Lượng mưa đo được tại trạm Phước Hòa là 43,6 mm; tại Phước Tân là 44,6 mm; tại Phước Đại 36,6 mm.
Trước đó, trong 10 ngày qua, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đã xuất hiện mưa dông trên diện rộng. Riêng tại xã Ma Nới, tổng lượng mưa ngày 27/5 là 85 mm và tại Sông Pha (cùng ở huyện Ninh Sơn) tổng lượng mưa là hơn 105 mm; tại xã Phước Bình (huyện Bác Ái), tổng lượng mưa là hơn 117 mm.
Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Thuận Trần Ngọc Hùng cho biết: Trước thời điểm chiều 26/5 do không có mưa nên nhiều con suối trong tỉnh không còn nước để cấp cho các hệ thống nhà máy xử lý nước nên chúng tôi phải chở nước sinh hoạt đến cho người dân vùng khó khăn về nguồn nước.
Những ngày qua nhờ có mưa nên một số suối như Ô Căm, Lạnh, Ma Nhông, Sông Than, An Nhân… có thêm nguồn nước, có nước thô đủ cấp cho một số nhà máy nước nên vấn đề phục vụ nước sinh hoạt cho người dân không còn đáng lo ngại như trước.
Trước tín hiệu vui đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Phòng Nông nghiệp các huyện và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cần kịp thời cập nhật thông tin về lượng mưa trên địa bàn để biết được lượng nước các sông, suối có thể cấp bổ sung cho các hệ thống cấp nước sinh hoạt do Trung tâm quản lý.
Đồng thời, ngành chức năng cần đánh giá cụ thể lượng nước cần thiết phải chở đến cấp cho người dân vùng khó khăn vào thời điểm hiện tại để có hướng xử lý kịp thời.
Đàn dê của người dân kiếm ăn trên lòng Hồ Phước Trung, huyện Bắc Ái đã khô cạn đáy, đất nứt nẻ do hạn hán kéo dài. (Ảnh: TTXVN)
Trước thời điểm chiều 26/5, thôn Bình Tiên, xã Công Hải (huyện Thuận Bắc) gặp khó khăn về nguồn nước. Ngành chức năng và chính quyền địa phương vẫn phải chở nước cấp cho người dân sinh hoạt với thời gian cấp là 4 giờ/ngày.
Để đảm bảo nước sinh hoạt cho 71 hộ/256 nhân khẩu nơi đây, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc phối hợp với nhà đầu tư Dự án Khu du lịch Bình Tiên khảo sát, khoan giếng để bơm, xử lý nước cấp đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và không để một ai bị thiếu nước sinh hoạt.
Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, quan điểm cũng như tinh thần chỉ đạo của tỉnh là không để người dân thiếu nước sinh hoạt, thiếu đói, phát sinh dịch bệnh; quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; chăm sóc, bảo vệ và hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi do tác động của hạn hán./.
Trong các tháng tiếp theo (từ tháng 6 đến tháng 8), tổng lượng mưa tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên tiếp tục thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm.
Để nâng cao giá trị kinh tế từ cây táo, tỉnh Ninh Thuận đang tích cực mở rộng vùng sản xuất táo theo tiêu chuẩn VietGAP, canh tác theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ NN&PTNT bổ sung công trình hệ thống thủy lợi Tân Mỹ thành kênh đa mục tiêu để phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt và sản xuất trong tỉnh.
Hàng trăm hecta đất nông nghiệp nứt nẻ ở Ninh Thuận phải dừng sản xuất; gia súc, cây cối khát, các hồ chứa nước cũng cạn dần và đang phải cầm cự từng ngày.
Tính đến ngày 24/5, tổng lượng nước ở 21 hồ chứa của tỉnh chỉ còn 23,78/194,49 triệu m3, chiếm hơn 12% dung tích thiết kế; trong đó 17 hồ chứa đang cạn kiệt, một số hồ đã trơ đáy.
Khu vực Nam Trung Bộ khả năng có khoảng từ 51.000-70.000 ha diện tích canh tác không đủ nguồn nước tưới, cần điều chỉnh giảm diện tích, giãn vụ hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Theo ước tính, khối lượng rác trong vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang sau bão lũ thuộc địa bàn các huyện Na Hang và Lâm Bình là hơn 25.000m3, với diện tích mặt nước bị ảnh hưởng hơn 4.500ha.
Nhờ tuyên truyền, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội (đặc biệt là tại huyện Phúc Thọ) đã giảm đáng kể, song hiện vẫn còn gần 100 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các sơ sở tư nhân.
Sau khi làm ít nhất 14 người thiệt mạng, sáng 24/10, bão Trami đã đổ bộ vào đảo chính Luzon của Philippines, buộc các trường học và cơ quan chính phủ phải đóng cửa trong ngày thứ hai liên tiếp.
Ngày 24/10, bão nhiệt đới Trami đã đổ bộ vào đảo chính Luzon của Philippines, buộc các trường học và cơ quan Chính phủ phải đóng cửa trong ngày thứ hai liên tiếp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tới đây sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa nước ngọt; phòng chống sạt lở lòng, bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ 1 giờ ngày 24/10 đến 1 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, sau có khả năng đổi hướng Tây Nam và di chuyển chậm lại.
Trận động đất xảy ra khoảng 20 giờ 11 phút 46 giây, ngày 23/10, tại tọa độ 14.898 độ Vĩ Bắc - 108.255 độ Kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; không gây rủi ro thiên tai.
Dự báo đến 19 giờ ngày 24/10, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15km/h, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông và đi vào Biển Đông.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường là nhất quán, liên tục, không để khoảng trống pháp luật làm ảnh hưởng lợi ích của chủ thể, doanh nghiệp.
Sau khi xảy ra sạt lở, lực lượng chức năng đã di dời 4 hộ dân, 15 nhân khẩu đến sơ tán tại điểm trường Tiểu học Nơ Trang Long (buôn Thi, M’Drắk, Đắk Lắk) để đảm bảo an toàn cho người dân.
Chiều tối 23/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống bão Trami.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vào hồi 7h ngày 23/10, cơn bão Trami, có vị trí tâm ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, tại vùng biển phía Đông đảo Luzon, Philippines.
Để ứng phó với bão, Ban Quản lý cảng Sa Kỳ và Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn đã thông báo tạm dừng hoạt động tuyến vận tải khách Sa Kỳ-Lý Sơn và chiều ngược lại để đảm bảo an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong đêm 22-10 và rạng sáng 23-10, cường độ bão Trami cấp 9, giật cấp 11. Dự báo khi vào Biển Đông, cơn bão số 6 sẽ tiếp tục tăng cấp.
Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 19-21 độ C, vùng núi 17-19 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C; ở Thanh Hóa-Nghệ An nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 20-23 độ C.
Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16), diễn ra từ ngày 21/10-1/11/2024 tại thành phố Cali của Colombia.
Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại các kênh, rạch, tạo môi trường cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp bền vững cho thị xã Phú Mỹ.
Do bãi tập kết rác thải nằm trên đỉnh đồi cao, sau nhiều ngày mưa, đất đá và một lượng lớn rác bị sạt lở, trôi xuống vùi lấp vườn càphê dọc theo triền đồi bên dưới tại xã Xuân Trường, Đà Lạt.
Bão Trami sắp đổ bộ gây ra lũ lụt trên diện rộng tại các thành phố và thị trấn phía Đông Philippines, khiến nhiều người dân mắc kẹt trên mái nhà, trong khi một số địa phương đang ngập trong bùn đất.
Các tỉnh Thanh Hóa và Hải Phòng yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Trami.
Đến 13 giờ ngày 24/10, bão Trami di chuyển theo hướng Tây Bắc sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20 km/h, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông và đi vào Biển Đông.
Cảnh sát cho biết ít nhất 32.000 người ở miền Bắc Philippines đã phải di dời, tránh trú trong lúc bão Trami gây mưa lớn, nhấn chìm nhiều khu vực và làm mất điện, ảnh hưởng hơn 380.000 người.
Chuyên gia đánh giá việc phát hiện lại cá chép hồi khổng lồ, vốn được cho là đã tuyệt chủng cách đây gần 20 năm, mở ra hy vọng không chỉ cho loài cá này mà còn cho toàn bộ hệ sinh thái sông Mekong.
Phạm vi sạt lở đang tiếp tục phát triển nhanh, mở rộng chiều dài và ăn sâu vào đất liền, đe dọa cuốn trôi tuyến đường nội bộ bãi tắm và có nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ sở kinh doanh.
Cơ quan giám sát khí hậu Copernicus cuối tháng Chín vừa qua công bố báo cáo mới cho thấy tốc độ ấm lên của các đại dương tăng gần gấp đôi kể từ năm 2005 khi nhiệt độ toàn cầu tăng do biến đổi khí hậu.
Trước diễn biến bất thường, phức tạp của thời tiết, nguy cơ tiếp tục sạt lở tại khu vực núi Pha Kham là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của hơn 600 người, công trình, tài sản của nhân dân.
Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, tàu thuyền trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Trong ngày 23/10, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến những nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Giới nghiên cứu Australia khẳng định rằng các mô hình gió đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng tại Rạn san hô Great Barrier ở Australia.
Khảo sát trên vùng biển lõi Vịnh Nha Trang cho thấy môi trường vịnh đã có những thay đổi tích cực, số lượng các loài hải sản quay về nhiều hơn, các sinh vật biển như cá, rùa... dần đa dạng.