Mỹ cố gắng phá vỡ hợp đồng Nga cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Bằng việc chấp thuận giao các tổ hợp phòng không Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ dường như đang cố gắng phá vỡ hợp đồng của Moskva với Ankara về hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tối tân S-400.
Mỹ cố gắng phá vỡ hợp đồng Nga cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 1Hệ thống tên lửa Patriot được quân đội Mỹ triển khai tại căn cứ không quân Sheikh al-Jaber ở Kuwait. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sputnik đưa tin, bằng việc chấp thuận giao các tổ hợp phòng không Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đang cố gắng phá vỡ hợp đồng của Moskva với Ankara về S-400.

Nhà quan sát quân sự nổi tiếng của Nga, Tổng biên Tạp chí Quốc phòng, chuyên gia Igor Korotchenko nhận xét: "Đây là một kế hoạch mang tính hệ thống của Washington: ngăn chặn việc Nga thực hiện hợp đồng cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là một quốc gia thành viên NATO. Nếu không, đây sẽ là một đòn giáng nặng nề đối với kế hoạch chiến lược của Mỹ nhằm tác động đến thành viên NATO…. Trong tương quan với vấn đề này, cần xem xét việc Washington hứa cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỹ một lô hàng lớn các máy bay chiến đấu F-35 cũng như thông tin rò rỉ mới xuất hiện gần đây cho hay, nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mua S-400 của Nga thì Washington sẵn sàng bàn giao cho Ankara Giáo sỹ Fethullah Gulen, kẻ thù tồi tệ nhất của Tổng thống Erdogan, người đang tị nạn chính trị ở Mỹ." 

[Phớt lờ Mỹ, Nga xúc tiến thương vụ bán tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ]

Ngoài ra, ông Korotchenko nhấn mạnh, bên trong tổ hợp Patriot mà Mỹ xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ có thể được cài đặt sẵn các chương trình, để trong trường hợp có xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ có thể kích hoạt chúng.

Chuyên gia Korotchenko nói thêm: "Nếu quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi, Washington có thể dùng tín hiệu vô tuyến để kích hoạt những thiết bị này, vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hệ thống Patriot. Đây là 'con ngựa Troy', do đó, Tổng thống Erdogan và các tướng lĩnh của ông phải nắm rõ nguy cơ của việc mua các tổ hợp này từ Mỹ"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.