Mỹ nêu điều kiện nối lại đàm phán về hiệp ước thay thế New START

Chỉ khi nào cuộc thanh sát các địa điểm vũ khí hạt nhân của hai nước được nối lại, Mỹ mới có thể đàm phán với Nga về hiệp ước thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới.
Mỹ nêu điều kiện nối lại đàm phán về hiệp ước thay thế New START ảnh 1Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars RS-24 của Nga tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moskva. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 1/9, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chỉ khi nào cuộc thanh sát các địa điểm vũ khí hạt nhân của hai nước được nối lại, Washingtin mới có thể đàm phán với Moskva về hiệp ước thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START, hay còn gọi là START 3) giữa hai nước nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược.

Một phát ngôn viên tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng tuyên bố: “Bước đầu tiên là nối lại các cuộc thanh sát theo Hiệp ước New START hiện có và chúng tôi đang cố gắng làm việc với người Nga để đạt được mục tiêu đó."

[Nga, Mỹ thảo luận khả năng đàm phán gia hạn hiệp ước New START]

Tháng 3/2020, Mỹ và Nga đã nhất trí ngừng các hoạt động thanh sát các địa điểm vũ khí hạt nhân chiến lược của nhau do đại dịch COVID-19. Các cuộc đàm phán vào năm ngoái về nối lại hoạt động thanh tra này đã không đạt được kết quả.

Nga và Mỹ ký New START năm 2010. Tháng 2/2021, hai bên đã gia hạn hiệp ước này đến ngày 5/2/2026. tức là kéo dài thêm 5 năm.

Đầu tháng này, Điện Kremlin đã thông báo với Mỹ rằng thời gian đàm phán một hiệp ước thay thế New START đang dần hết và nếu hiệp ước này hết hiệu lực năm 2026 mà không có hiệp ước thay thế, an ninh toàn cầu sẽ suy yếu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.