Mỹ phản đối Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu lửa của IS

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner thừa nhận rằng trên thực tế có vấn đề tồn tại lâu nay là dầu mỏ đang được vận chuyển trái phép từ các vùng lãnh thổ do IS kiểm soát tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ phản đối Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu lửa của IS ảnh 1Khai thác dầu mỏ tại Syria. (Nguồn: AFP)

Ngày 2/12, Mỹ đã cương quyết phủ nhận cáo buộc của Nga cho rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu lửa của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner thừa nhận rằng trên thực tế có vấn đề tồn tại lâu nay là dầu mỏ đang được vận chuyển trái phép từ các vùng lãnh thổ do IS kiểm soát tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, ông Toner cho rằng các đoàn xe chở dầu đó không thuộc sở hữu của IS, mà là do những kẻ buôn lậu dầu mỏ khác vận hành, và Thổ Nhĩ Kỳ đang hợp tác với các đồng minh NATO để bịt kín các đường biên giới của nước này.

Ông Toner nhấn mạnh hiện Washington chưa có bằng chứng nào cho thấy cáo buộc của Nga là đúng sự thật. Thậm chí, quan chức này còn cho rằng một số lượng dầu mỏ của IS đã được chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thu mua và một số sau đó được đưa lậu ra nước ngoài.

Trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định với báo giới rằng nhà tiêu thụ chính nguồn dầu bị đánh cắp từ các chủ sở hữu hợp pháp ở Syria và Iraq là Thổ Nhĩ Kỳ.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Nga cũng đã công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy các xe chở dầu đi từ vùng lãnh thổ do IS kiểm soát tới Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho biết có ba tuyến đường vận chuyển dầu vào quốc gia này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.